ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019

Lê Đăng Ngạn1,, Nguyễn Đắc Thăng1, Nguyễn Yến Nhi1, Đỗ Công Minh2, Lê Hoàng Vũ2, Hà Văn Phước3
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang
2 Trung tâm y tế huyện Gò Công Đông
3 Trung tâm y tế Thị xã Gò Công

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tay chân miệng (TCM) là bệnh lưu hành tại Tiền Giang và Gò Công Đông là huyện có số mắc cao; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.


Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả Đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến bệnh TCM ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.


Đối tượng và phương pháp:Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh Tay chân miệng trên địa bàn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2019. Người chăm sóc chính cho trẻ dưới 5 tuổi tại hộ gia đình, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.  


Kết quả và kết luận: nghiên cứu cho thấy bệnh TCM chủ yếu ở nhóm dưới 5 tuổi (93,7%), cao nhất ở nhóm từ 1 - 3 tuổi (80,3%). Tỷ lệ mắc ở nam (59,6%) cao hơn ở nữ (40,4%). Bệnh lưu hành quanh năm, số mắc gia tăng từ tháng 8, đỉnh bệnh vào tháng 10. Số mắc trung bình /100.000 dân là142, vùng nông thôn (146), cao hơn thành thị (126). Đa số mắc bệnh TCM ở mức độ nhẹ, độ 1 và 2a (99,7%), độ nặng (2b và độ 3) là 0,3%. Có mối liên quan giữa trẻ mắc bệnh TCM và một số yếu tố tiếp xúc xã hội như có chơi với trẻ gần nhà (OR= 3,70), đến khu vui chơi đông người (OR= 4,2), đến phòng khám vì bệnh khác (OR= 2,5) và có tiếp xúc với bệnh nhân TCM (OR= 14,7), p<0,05. Cần hạn chế cho trẻ  đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với trẻ khác trong thời điểm có bệnh, dịch tại địa phương.

Chi tiết bài viết