KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM ĐƯỜNG RUỘT THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN

Nguyễn Vĩnh Nghi1,, Lê Huy Thạch1, Nguyễn Huỳnh Như Ý1, Nguyễn Quang Trung1, Lê Tân Thanh1
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và tính kháng kháng sinh các chủng vi khuẩn gram âm đường ruột thường gặp ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.


Đối tượng, vật liệu và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Lấy 583 mẫu nuôi cấy có các chủng vi khuẩn gram âm đường ruột phân lập được tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/9/2020.


Kết quả: Các loại bệnh phẩm phân lập được vi khuẩn gram âm đường ruột từ đờm (18,4%), dịch (4,1%), máu (28,1%), mủ (39,3%), nước tiểu (10,1%). Vi khuẩn gram âm đường ruột phân lập được ở nam giới chiếm 46%, nữ giới chiếm 54% với tỷ lệ các độ tuổi: < 40 tuổi: 17,7%, 40 đến 60 tuổi: 46,8%, > 60 tuổi: 35,5%; Escherichia coli chiếm 57,1%, Klebsiella spp.: 34,5%, Enterobacter spp.: 0,9%, Proteus spp.: 7,5%.


Kết luận: Các vi khuẩn gram âm đường ruột đề kháng hơn 50% với các kháng sinh thường dùng như ciprofloxacin, cefoperazon, ceftriaxon, doxycylin, gentamycin, kanamycin, levofloxacin. Dùng imipenem và meropenem trong phác đồ đơn trị liệu, ngoài ra, các thuốc khác như: netilmicin, amikacin, cefoxitin có thể sử dụng trong phác đồ phối hợp để điều trị các bệnh do vi khuẩn gram âm đường ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi (2019), Báo cáo tình hình đề kháng kháng sinh năm 2019, tr12-14.
2. Nguyễn Thị Yến Chi (2011), Khảo sát sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm đường ruột thường gặp trong bệnh viện sinh ESBL, tr41-50, Luận văn thạc sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
3. Phạm Thu Hương (2015), Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn gram âm đa kháng gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong 1 năm (từ 2/2014 đến 2/2015), tr34-39.
4. Phạm Ngọc Kiếu, Nguyễn Thị Hãnh, Phạm Ngọc Dũng (2012), Khảo sát vi khuẩn gram âm sinh men
beta-lactam phổ rộng phân lập tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, Kỷ yếu Hội nghị khoa học,
tr.156, 10/2012, Bệnh viện An Giang.
5. Phạm Kiều Nguyệt Oanh (2013), Tình hình nhiễm trung huyết do E. coli và Klebsiella spp. tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới năm 2012 - 2013, tr8-10.
6. Kiều Chí Thành, Lê Thu Hồng, Nguyễn Văn An, Đinh Thị Huyền Trang (2017), Nghiên cứu tỷ lệ và tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Quân y 103 (2014 - 2016), tr20-25, Thời sự Y học 12/2017.
7. Đặng Ngọc Thủy (2019), Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; tr52-56, Luận văn thạc sĩ động vật học.
8. https://www.eurekalert.org/pub_releases/2019-06/lu-mib062519.php