Bùi Quang Khải *

* Correspondence: Bùi Quang Khải (email: echip1986@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Trần Dạ Từ là nhà thơ tiêu biểu trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975. Ông đã đem đến cho thi ca một phong cách nghệ thuật độc đáo của cái tôi hiện hữu cô đơn và kiêu hãnh. Vì vậy thơ Trần Dạ Từ có nét gần gũi với tư tưởng hiện sinh được thể hiện qua tập thơ đầu tay “Thủa làm thơ yêu em”. Bài viết tập trung nghiên cứu vết thương của cái tôi hiện hữu trong thơ Trần Dạ Từ nhằm khám phá vẻ đẹp tâm hồn thi nhân trong sự giao thoa giấc mơ và hiện thực, giữa quá khứ và hiện tại, ở các phương diện: (1) Vết thương của mộng tình tan vỡ; (2) Vết thương trên hành trình dấn thân.
Từ khóa: Trần Dạ Từ, vết thương, cái tôi hiện hữu, văn học đô thị miền Nam 1954-1975

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Bích Hạnh (2015). Thơ trẻ Việt Nam 1965-1975. Hà Nội, Nxb Văn Học.

Cao Thế Dung (1969). Thi ca và thi nhân. Sài Gòn, Nxb Xuân Quý.

Du Tử Lê (2019). Khúc Thụy Du. Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn.

Đông Hồ (1967). Cảm xúc thành thi. Tạp chí Văn, 14.

Hồ Thế Hà (2004). Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Hà Nội, Nxb Văn học.

Lê Huy Bắc (2019). Ký hiệu và liên ký hiệu. Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên Sa (1971). Thơ Nguyên Sa. Sài Gòn, Nxb Gió.

Tạ Tỵ (1970). Mười khuôn mặt văn nghệ. Sài Gòn, Nxb Kim Lai Ấn Quán.

Tạ Tỵ (1971). Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay. Sài Gòn, Nxb Lá Bối.

Trần Dạ Từ (1971). Thủa làm thơ yêu em. Sài Gòn, Nxb Thương yêu.

Trần Hoài Anh (2010). Thơ quan niệm và cảm nhận. Hà Nội, Nxb Thanh niên.

Vũ Hoàng Chương (1943). Mây. Hà Nội, Nxb Đời nay.