Khưu Thị Phương Đông * , Khổng Tiến Dũng , Nguyễn Minh Đức , Diệp Thị Mai Trâm & Phạm Minh Đoan

* Correspondence: Khưu Thị Phương Đông (email: ktpdong@ctu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự gắn kết và động lực làm việc của nữ công chức viên chức trong khối hành chính sự nghiệp tại tỉnh Cà Mau. Dựa trên số liệu phỏng vấn trực tiếp 200 nữ công chức, viên chức trên địa bàn nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả, thang đo Likert và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết này. Kết quả phân tích số liệu chỉ ra có bảy nhân tố tác động cùng chiều với sự gắn kết của nữ công chức viên chức gồm bản chất công việc, lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập và phúc lợi. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm nâng cao mức độ gắn kết của nhân viên trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp gồm khuyến khích và tạo nhiều điều kiện hơn cho nhân viên nữ, nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức nhằm gỡ bỏ những định kiến và rào cản văn hóa tồn tại đối với nữ giới. Ngoài ra, việc xây dựng môi trường văn hóa công sở cho thấy nhân viên nhận được sự hỗ trợ, tôn trọng và tin cậy từ lãnh đạo là hết sức cần thiết.
Từ khóa: động lực làm việc, đồng bằng sông Cửu Long, mức độ gắn kết, nữ công chức viên chức

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bhatnagar, J. (2007). Talent management strategy of employee engagement in Indian ITES employees: key to retention. Employee relations, 29(6): 640-663. https://doi.org/10.1108/01425450710826122

Đỗ Văn Tuân (2017). Nghiên cứu sự gắn bó của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư Công nghiệp Mỏ luyện kim. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

ILO (2021). Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm. International Labour Organization.

Kovach, K. A. (1987). What motivates employees? Workers and supervisors give different answers. Business Horizons, 30(5): 58-65. https://doi.org/10.1016/0007-6813(87) 90082-6

Kohn, A. (1993). Punished by rewards: The trouble with gold stars, incentive plans, A’s, praise, and other bribes. New York, Houghton, Mifflin and Company.

Maslow, A. H. (1943). Preface to motivation theory. Psychosomatic medicine, 5(1): 85-92. https://psycnet.apa.org/doi/ 10.1097/ 00006842-194301000-00012

Ncube, F., and Jerie, S. (2012). Leveraging employee engagement for competitive advantage in the hospitality industry. A comparative study of hotels A and B in Zimbabwe. Journal of Emerging Trends in Economics and Management Sciences, 3(4): 380-388. https://hdl.handle.net/10520/EJC126570

Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội, Nxb Lao động Xã hội.

Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Như Hiếu, Nguyễn Thị Thúy Hằng và Hoàng Anh Viện (2020). Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức trường hợp Khách sạn 3 sao tại Đà Nẵng. Tạp chí Kinh tế Phát triển, 276: 93-102.

Nguyễn Thị Hảo Tâm (2021). Tạo động lực làm việc cho công chức hiện nay. Tạp chí lý luận chính trị. Truy cập ngày 14 tháng 05 năm 2021 tại http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3745-tao-dong-luc-lam-viec-cho-cong-chuc-hien-nay.html

Pinto, E. P. (2011). The influence of wage on motivation and satisfaction. International Business and Economics Research Journal (IBER), 10(9): 81-92. https://doi.org/10.19030/iber.v10i9.5629

Recardo, R., and Jolly, J. (1997). Organizational Culture and Teams. S.A.M Advanced Management Journal, 62(2): 4-7.

Tổng cục Thống kê Việt Nam (2021). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016-2020.

Trịnh Thị Hà (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên: Trường hợp nghiên cứu của khách sạn bốn sao tại Đà Lạt. Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ, 6: 43-45.

Võ Trọng Quốc (2018). Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch quốc tế Vũng Tàu. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.