Trần Thị Huệ *

* Correspondence: Trần Thị Huệ (email: huejapan@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Indonesia - đất nước vạn đảo nổi tiếng với những công trình Phật giáo kỳ vĩ, trác tuyệt và huyền bí bậc nhất trên thế giới. Được ví như đóa sen khổng lồ nổi trên mặt hồ, ngôi đền được đặt tên “Borobudur” chính là biểu tượng thiêng liêng nhất của nơi đây. Borobudur trưởng thành cùng với những thịnh suy của Indonesia trong suốt chiều dài lịch sử của quốc gia này xây dựng và kiến thiết đất nước. Do đó, dưới tư cách là công trình kiến trúc Phật giáo, Borobudur trước hết mang giá trị tâm linh sâu sắc, sau nữa là giá trị văn hóa và giá trị lịch sử đi cùng thời gian. Với những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ, Borobudur tập hợp những yếu tố Stupa và Mandala thể hiện cho luân hồi, vũ trụ và tam giới. Hơn nữa, chất liệu và những bức phù điêu của Borobudur còn cho thấy sự tinh xảo về nghệ thuật điêu khắc và hội họa của cả Indonesia và Ấn Độ.
Từ khóa: Borobudur, kiến trúc Phật giáo, Mandala, nghệ thuật điêu khắc, Stupa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Calleja, J. G. (2020). Templo de Borobudur. Truy cập từ https://viajearquitectura.com/asia/indonesia/borobudur/, ngày 20.11.2021.

Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh, Vũ Thị Ngọc Anh, Đỗ Trọng Chung, Lương Thị Hiền, Nguyễn Hồng Hương, Trương Ngọc Lân, Nguyễn Mạnh Trí (2009). Văn hóa và kiến trúc phương Đông. Hà Nội, Nxb Xây dựng.

Đặng Văn Thắng (2017). Đền thần Hindu trong văn hóa Champa. Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 65 - 78.

Đoàn Trung Còn (1963). Phật học từ điển, tập một. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Đoàn Trung Còn (1997). Phật học từ điển, tập hai. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Hattori, E. (1994). Bình minh tĩnh lặng: Thư từ Borobudur. Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 557, 8-13.

Kim, I. (2005). Nghiên cứu so sánh về Stupa, tháp và chùa. Sự hình thành phong cách và biểu tượng. Lê Thị Liên dịch. Tạp chí Khảo cổ học, số 6, 93-104.

Nguyễn Bá Lăng (1972). Kiến trúc phật giáo Việt Nam. Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh.