KHẢO SÁT VỀ HỘI CHỨNG KHÍ HUYẾT LƯỠNG HƯ TRÊN SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Bùi Ngọc Bảo Trân1, Huỳnh Bảo Trâm1, Đào Minh Phúc1, Huỳnh Bảo Trâm1, Bùi Nguyễn Như1, Nguyễn Thị Hoài Trang1, Lê Thị Mỹ Tiên1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khí huyết lưỡng hư chỉ hội chứng khí hư và huyết hư cùng tồn tại, xuất hiện ở người thể chất yếu, có tình trạng mệt mỏi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất có hội chứng khí huyết lưỡng hư. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 331 sinh viên chính quy của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2021-2022. Sinh viên điền vào bộ câu hỏi khảo sát gồm đặc điểm đối tượng, các đặc điểm triệu chứng của khí huyết lưỡng hư theo các sách Y học cổ truyền. Kết quả: Ghi nhận 24 sinh viên mắc hội chứng khí huyết lưỡng hư (7,3%). Triệu chứng xuất hiện với tần suất cao là tinh thần mệt mỏi (47,4%) và yếu sức (32,6%), các triệu chứng còn lại là đau đầu chóng mặt, hụt hơi, hồi hộp mất ngủ xuất hiện với tần suất thấp hơn (25,1%; 24,2%; 14,2%). Mức độ trầm cảm, stress, lo âu và chu kỳ kinh nguyệt không có liên quan đến tỷ lệ xuất hiện của hội chứng khí huyết lưỡng hư. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có hội chứng khí huyết lưỡng hư chiếm tỷ lệ thấp 7,3%. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Quốc Khánh. Triệu chứng lâm sàng học. Nhà xuất bản Thanh Hóa. 2020. 68.
2. Học viện Trung Y Nam Kinh. Trung Y Học Khái Luận (Quyển Thượng). Nhà xuất bản Hồng Đức. 2019. 232-251.
3. Khoa Y học cổ truyền, Đại Học Y Hà Nội. Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền (đào tạo bác sĩ chuyên khoa). Nhà xuất bản Y Học. 2017. 54.
4. Khoa Y học cổ truyền, Đại Học Y Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh học Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y Học. 2021. 73-75.
5. Trần Quốc Bảo. Lý luận cơ bản y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y Học. 2010. 335.
6. Đặng Đức Nhu. Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên năm thứ ba Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015. Tạp Chí Y Học Dự Phòng, 2016, 26(1), 149– 153, http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-phong/2016/01/thuc-trang-va-cacyeu-to-lien-quan-den-stress-cua-sinh-vien-nam-thu-3-dai-hoc-co-o81E203B7.html.
7. Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Quang Tâm, Lê Thị Minh Thảo và Trần Nhật Minh. Khảo sát đặc điểm thống kinh và nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền của sinh viên nữ Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại Học Y Dược Huế. 2021, 11(1), 79-86, https://doi.org/10.34071/jmp.2021.1.11.
8. Zhao M., Xiao M., Ying J., Qiu P., Wu H. and et al. Efficacy of Fufang E'jiao Jiang in the Treatment of Patients with Qi and Blood Deficiency Syndrome: A Real-World Prospective Multicenter Study with a Patient Registry. Evidence-based complementary and alternative medicine:eCAM. 2023, https://doi.org/10.1155/2023/3179489.