ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SẮC TỐ NƯỚU BẰNG LASER CO2 VÀ DIODE TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Trần Huỳnh Trung1,, Nguyễn Lê Diễm Quỳnh1, Trần Thị Diễm Trang1, Trương Nhựt Khuê1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 


Đặt vấn đề: Loại bỏ sắc tố ở nướu là một phương pháp điều trị để loại bỏ sự tăng sắc tố melanin của nướu, đem lại thẩm mỹ về nụ cười hồng nướu. Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng cho thủ thuật này là dao mổ, ghép nướu tự thân, đốt điện, hóa trị liệu với 90% phenol và 95% cồn và mài bằng mũi khoan, laser CO2 và diode, Er;cr ysgg, NdYag. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá phương pháp gây tê, sưng, đau, chảy máu, mức độ lành thương, màu sắc nướu của 2 phương pháp laser CO2 và laser diode tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 38 bệnh nhân trên 18 tuổi, có hai hàm bị tăng sắc tố nướu từ độ 1 trờ lên, hàm trên chiếu laser CO2, hàm dưới chiếu laser diode tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tê xịt và bôi bề mặt, chỉ có 1 trường hợp tê cận chóp. Phương pháp laser diode đau nhiều hơn laser CO2 , cả 2 phương pháp điều trị bằng laser CO22 và diode đều không đau sau 1 tuần, 4 tuần và 12 tuần điều trị. Lành thương sau điều trị, cả hai phương pháp biểu mô hóa hoàn toàn sau 4 tuần điều trị. Sau 4 tuần hiệu quả điều trị tăng sắc tố nướu là 100%, sau 12 tuần tỷ lệ tái phát từ độ 0 về độ 1 hàm trên và hàm dưới đối với laser CO2 lần lượt là 10% và 5,5%, đối với laser diode là 11% và 5% Kết luận: Cả hai phương pháp laser CO2 và diode đều đem lại hiệu quả điều trị tăng sắc tố nướu, không đau, không chảy máu và biểu mô hóa hoàn toàn sau 4 tuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ahmed M. S. Hegazy, Bakr Ahmed Bakr, Ehab Kamal Ali Hassan. Treatment of Gingival
Hyperpigmentation Using Co2 Laser: A Case Report. International Journal of Clinical and
Developmental Anatomy. Vol. 1, No. 1, 2015. 8-12, https://doi:10.11648/j.ijcda.20150101.12
2. Bakhshi, M., Rahmani, S., & Rahmani, A., Lasers in esthetic treatment of gingival melanin hyperpigmentation: a review article. Gingival Biotypes Thin biotypeThick biotype. 2015. 2(11), 7–10, https://doi: 10.1007/s10103-015-1797-3.
3. Gupta, N. D., Agrawal, A., Agrawal, N., & Yadav, P. Gingival Depigmentation by Different Technique: A Case Series Gingival. Medicine. 2015, https://doi: 10.9790/0853-141279397
4. Hariati, L. T., Sunarto, H., & Sukardi, I. Comparison between diamond bur and diode laser to treat gingival hyperpigmentation. Journal of Physics: Conference Series. 2018. 1073(6), https:// doi 10.1088/1742-6596/1073/6/062020
5. Hegde, R., Padhye, A., Sumanth, S., Jain, A. S., & Thukral, N. Comparison of Surgical Stripping; Erbium- Doped: Yttrium, Aluminum, and Garnet Laser; and Carbon Dioxide Laser
Techniques for Gingival Depigmentation: A Clinical and Histologic Study. Journal of Periodontology. 2012, 84(6), 738–748, https:// doi: 10.1902/jop.2012.120094
6. Kishore, Kathariya, Deshmukh, Vaze, Khalia, D. Effectiveness of Er: YAG and co2 Lasers in the Management of Gingival Melanin Hyperpigmentation. OHDM. June, 2014, 13(2), 486–491.
7. Lin, Y. H., Tu, Y. K., Lu, C. T., Chung, W. C., Huang, C. F., Huang, M. 22. S., & Lu, H. K Systematic review of treatment modalities for gingival depigmentation: A random-effects poisson regression analysis. Journal of Esthetic and Restorative Dentistry. 2014 26(3), 162– 178, https:// doi: 10.1111/jerd.12087.
8. Moeintaghavi, A., Ahrari, F., Fallahrastegar, A., & Salehnia, A. (2022). Comparison of the effectiveness of co2 and diode lasers for gingival melanin depigmentation: a randomized clinical trial. Journal of Lasers in Medical Sciences. 2022, 13. https://doi:10.34172/jlms.2022.08. eCollection 2022. 9. Ojha, A., & Srivastava, V. Case Report gingival depigmentation with diode laser, electrosurgery and scalpel: a comparative report of 2 cases. 2015, 2(1), 34–37.
10. Pavlic, V., Brkic, Z., Marin, S., Cicmil, S., Gojkov-Vukelic, M., & Aoki, A., Gingival melanin depigmentation by Er: YAG laser: A literature review. Journal of Cosmetic and Laser Therapy, 20(2), 85–90, https: doi: 10.1080/14764172.2017.1376092.
11. Raghu Raaman A, Pratebha B, Jananni M, S. R. (2016), Comparison of efficacy of depigmentation of gingiva in terms of ImageJ intensity values and surface area of repigmentation using scalpel and diode laser. Int J Oral Health Sci. 2018,6, 59–64, https: doi: 10.4103/2231-6027.199988.
12. S. Sukumar. (2016), Management of gingival hyperpigmentation using diode laser and co2 laser therapy: a comparative study. Dissertation submitted to the tamil nadu dr. m.g.r. medical university. Master of dental surgery.