HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN NĂM 2022

Nguyễn Văn Toàn1,, Hồ Bảo Trân2, Trần Thị Xuân Giao 2
1 Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
2 Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn hiện nay đang là gánh nặng sức khỏe toàn cầu với chi phí kinh tế cao đối với các hệ thống y tế. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 0,012% dân số mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và tỷ lệ này đang gia tăng 8,1%/năm, trong đó có 21,000 người đang điều trị thay thế thận. Tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, bệnh thận mạn cũng nằm trong số các bệnh được thống kê trong mô hình bệnh năm 2021. Do đó việc tư vấn giáo dục sức khỏe nhằm duy trì và nâng cao kiến thức, thực hành đúng của người bệnh là việc làm cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hiệu quả của công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh thận mạn tại các khoa nội trú Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế nghiên cứu khảo sát trước và sau khi được tư vấn GDSK trên 60 người bệnh bệnh thận mạn điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn từ 07/2022 đến hết 10/2022. Kết quả: Khảo sát trên 60 người bệnh với tỷ lệ nữ (68,3%), nam (31,7%), cho thấy người bệnh đã cải thiện về kiến thức và thực hành sau giáo dục sức khỏe: Về kiến thức, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng tăng từ 51,7% lên 81,7%, với điểm trung bình từ 5,30 (±1,430) lên 6,98 (±1,501), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về thực hành, tỷ lệ người bệnh thực hành đúng tăng từ 48,3% lên 66,7%, với điểm trung bình tăng từ 3,3 (±1,567) lên 3,97 (±1,551), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).  Kết luận: Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng đã cải thiện đáng kể kiến thức và thực hành của người bệnh thận mạn. Do đó, giáo dục sức khỏe cho NB cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện tại bệnh viện. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Levey AS, Atkins R, Coresh J, et al. Chronic kidney disease as a global public health problem:
approaches and initiatives - a position statement from Kidney Disease Improving Global Outcomes. Kidney Int. Aug 2007;72(3):247-259
2. CDC: BTM initiative prevention and risk management: Prevention and Risk Management | Chronic Kidney Disease Initiative | CDC. Accessed 21/8/2022. 2021.
3. Võ Phụng, Võ Tam, Hoàng Bùi Bảo. Khảo sát sự biến đổi canxi, phospho trên bệnh nhân bệnh thận mạn ở bệnh viện trung ương Huế. tập san khoa học, Trường Đại học Y Dược Huế tập 2 (năm 2000), 2000. 104-108
4. Trần Thị Bích Hương, Bùi Thị Ngọc Yến, Nguyễn Sơn Lâm, Nguyễn Ngọc Lan Anh. Xây dựng và ứng dụng bảng câu hỏi để khảo sát kiến thức bệnh thận mạn và kỹ năng bảo vệ thận ở sinh viên và học viên sau đại học, khoa y. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2022. tập 26 (số 1/ 2022), 60-67
5. Dương Thị Ánh Nguyệt. Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân bệnh thận mạn ở khoa Nội-Thận của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. Luận văn tốt nghiệp đại học. 2017.
6. Phạm Ngọc Trìu và cộng sự. Nâng cao kiến thức về bệnh thận mạn của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2020. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng (số 3/ 2020), 2020. 87-97
7. World Kidney Day: Chronic Kidney Disease. http://www.worldkidneyday.org/faqs/chronickidney-disease/. Accessed 21/8/2022. 2015.
8. Chow, W.L., et al., Limited knowledge of chronic kidney disease among primary care patients– a cross-sectional survey. BMC nephrology, 2012. 13(1): 1-12
9. Enworom, C.D. and M. Tabi, Evaluation of kidney disease education on clinical outcomes and knowledge of self-management behaviors of patients with chronic kidney disease. Nephrol Nurs J, 2015. 42(4): 363-372
10. Vũ Văn Thành, Lê Thị Liễu. Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng tập 4 (số 2/2021), 2021. 56-66.