NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phan Ngọc Xuân Quỳnh1,, Thái Thị Ngọc Thúy1, Đoàn Thị Kim Châu1, Tạ Vũ Quỳnh2, Phan Đoàn Phú Quốc3, Trần Quốc Tường1, Nguyễn Thị Linh Tuyền1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ đã áp dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật từ lâu nhưng chưa có một văn bản chính thức hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự. Trên cơ sở đó, nhận thấy sự cấp thiết của việc nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại Khoa Ngoại bệnh viện, bài viết này khảo sát đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm sử dụng thuốc và kết quả ghi nhận hồ sơ bệnh án đối với kháng sinh dự phòng tại Khoa Ngoại bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật và sai sót trong ghi nhận việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong hồ sơ bệnh án tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 763 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân phẫu thuật tại Khoa Ngoại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ từ 9/2022 đến 3/2023. Số liệu được thu thập, xử lý bằng phần mềm Excel 2016. Kết quả: Có 763 hồ sơ bệnh án được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung vị là 6 tuổi; nam chiếm 60,94%;. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, thủ thuật chiếm 48,23%. Có 6 kháng sinh được sử dụng dự phòng. Cefoperazone được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 72,55%. Số hồ sơ bệnh án được ghi nhận đúng về kháng sinh dự phòng chiếm 74,71 %. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, thủ thuật tương đối thấp (48,23%). Tỷ lệ sai sót trong ghi nhận hồ sơ bệnh án về sử dụng kháng sinh dự phòng tương đối cao (25,29%). Kháng sinh dự phòng chỉ tập trung vào Cefoperazone đường tiêm tĩnh mạch (72,55%).  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y Học Hà Nội. 2015.
2. WHO. Antimicrobial resistance. 2022. https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/antimicrobial-resistance.
3. Bộ Y Tế. Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. NXB Y Học Hà Nội 2022.
4. Bộ Y Tế. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. NXB Y Học Hà Nội. 2012.
5. CDC. Centers for Disease Control and Prevention Guideline for the Prevention of Surgical Site Infecttion. 2017.
6. Đỗ Thúy Anh, Phạm Thu Hà, Nguyễn Thị Hằng, Đặng Hoàng Thơm, Nguyễn Vũ Hoàng, Trịnh Xuân Long (2023), Đánh Giá Sự Tuân Thủ Quy Trình Sử Dụng Kháng Sinh Dự Phòng Trong Phẫu Thuật Tại Hai Khoa Sọ Mặt & Tạo Hình Và Chỉnh Hình, Bệnh Viện Nhi Trung Ương, Tạp Chí Nhi Khoa 2023, 16 (2). https://doi.org/10.52724/tcnk.v16i2.194
7. Tổng Cục Thống Kê. https://www.gso.gov.vn/
8. WHO. Body mass inder-for-age (BMI-for-age). https://www.who.int/toolkits/child-growthstandards/standards/body-mass-index-for-age-bmi-for-age.
9. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thị Trân Châu, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Tạ Văn Trầm (2022), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ phẫu thuật đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn vết mổ tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp Chí Y Học Việt Nam. 520 (1B), 27-33. https://doi.org/10.51298/vmj.v520i1B.3831