NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VI RÚT DENGUE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CÂN THƠ NĂM 2022-2023

Dương Văn Hiếu1,, Nguyễn Minh Phương2, Trần Quang Khải2, Trần Thị Ngọc Triệu1, Huỳnh Đình An1
1 Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue gây ra và mỗi týp khác nhau sẽ gây mức độ nặng khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Tỷ lệ nhiễm vi rút Dengue. 2). Đánh giá kết quả điều trị. 3). Mối liên quan týp vi rút Dengue với lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 84 bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2019. Kết quả: Týp vi rút Dengue 2 (46,4%), Dengue 1(10,7%), Dengue 4 (4,8%), Dengue 3 (0%). Kết quả chung điều trị khỏi 97,7%, tử vong 2,3%, triệu chứng nôn ói 83.3% (p=0,01), đau bụng 82,9% (p=0,02), gan to 81,4% (p=0,03) thường gặp ở týp Dengue 2 cao hơn các týp khác. Týp Dengue 2 có tăng creatinine 57,6 ± 16,6 (p=0,046), giảm bạch cầu 3645 ± 317,7 (p=0,043) và tăng dung tích hồng cầu 46,9 ± 4,3 (p=0,005). Týp Dengue 1 và Dengue 4 tăng nồng độ ure cao hơn týp Dengue 2 với 3.9 ± 1.9 (p=0,046). Kết luận: Týp Dengue 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,4%, tỷ lệ điều trị khỏi chiếm 97,7%. Nhóm Dengue 1 và Dengue 4 nồng độ ure tăng (3.9 ± 1.9) cao hơn so với nhóm Dengue 2. Týp Dengue 2 có tăng creatinine (57,6 ± 16,6), bạch cầu giảm (3645 ± 317,7), dung tích hồng tăng (46,9 ± 4,3) cao hơn so với Dengue 1 và Dengue 4. Triệu chứng lâm sàng như nôn ói (83,3%), (đau bụng 82,9%), gan to (81,4%) ở Dengue 2 cao hơn Dengue 1 và Dengue 4.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định số 3075/QĐ-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2019 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, chủ biên, Hà Nội. 2019.
2. Trần Thanh Hải và Tạ Văn Trầm. Mối Tương Quan Giữa Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Với Týp Và Nồng Độ Virút Dengue Trong Sốt Xuất Huyết Dengue Trẻ Em, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ (11). 2018.
3. Nguyễn Đức Thuận và Đặng Thành Chung. Nghiên Cứu Tỉ Lệ Type Virus Dengue Ở Bệnh Nhân Nhi Trong Một Số Đợt Dịch Tại Khu Vực Miền Nam Việt Nam, Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 503(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v503i1.695
4. Bộ Y tế. Dengue virus Real-time RT-PCR, Bộ Y tế, Quyết định số 6769/QĐ-BYT ngày 08 tháng 11 năm 2018 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh của Bộ trưởng, chủ biên, Hà Nội, 2018.160-163.
5. Võ Duy Minh và Phùng Nguyễn Thế Nguyên. Đặc Điểm Lâm Sàng Và Điều Trị Sốc Sốt Xuất Huyết Dengue Ở Trẻ Em Tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Từ 2019-2020, Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2021. 509(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v509i1.1776.
6. Nguyễn Ngọc Rạng và Lâm Thị Huệ. Các Chỉ Số Xét Nghiệm Tiên Đoán Sốt Xuất Huyết Dengue Nặng Tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ (34). 2021.
7. Nguyễn Thị Tuyết Vân và cộng sự. Sự lưu hành của các týp huyết thanh vi rút dengue gây bệnh sốt xuất huyết tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2003 - 2020, Tạp chí Y học Dự phòng. 2022. 32(2 Phụ bản), 64-69. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/609.
8. Hà Quốc Việt và Trương Ngọc Phước. Khảo Sát Mối Liên Quan Giữa Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Với Típ Vi Rút Dengue Và Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue Nặng Ở Trẻ Em, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ (29). 2021.
9. Suppiah, J. et al. Clinical manifestations of dengue in relation to dengue serotype and genotype in Malaysia: A retrospective observational study, PLoS Negl Trop Dis. 2018. 12(9), e0006817. https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0006817.
10. Dhanoa, A. et al. Impact of dengue virus (DENV) co-infection on clinical manifestations, disease severity and laboratory parameters, BMC Infect Dis. 2016. 16(1), 406. https://doi.org/10.1186/s12879-016-1731-8.
11. Lau, L. et al. Antibody avidity following secondary dengue virus type 2 infection across a range of disease severity, J Clin Virol. 2015. 69, 63-7. https://doi.org/10.1016/j.jcv.2015.06.003.