SO SÁNH ĐỘ NHẠY CHUỖI XUNG CỘNG HƯỞNG TỪ PROTON DENSITY (PDWI) VÀ FAT SUPPRESSED PROTON DENSITY (PDWI FS) TRONG PHÁT HIỆN RÁCH SỤN CHÊM KHỚP GỐI

Đặng Ngọc Thuận1,, Nguyễn Phước Thuyết2, Phạm Thị Nữ2, Nguyễn Hữu Thiện2
1 bệnh viện Hoàn Mỹ Sài gòn
2 Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chuỗi xung PDWI  rất quan trọng trong phát hiện rách sụn chêm và các tổn thương khác ở khớp gối. Chuỗi xung này thường được kết hợp với xóa mỡ (fat sat) để tăng khả năng phát hiện tổn thương, do đó vai trò của thường quy PDWI dần được thay thế. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh độ nhạy chẩn đoán của hai chuỗi xung cộng hưởng từ  PDWI và PDWI fat sat trong khảo sát rách sụn chêm khớp gối, sử dụng nội soi khớp gối làm tiêu chuẩn tham chiếu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu ghi nhận kết quả phẫu thuật nội soi khớp gối tất cả bệnh nhân có chụp cộng hưởng từ trước đó trong vòng 1 tuần tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Lưu trữ hình ảnh cộng hưởng từ, tiến hành đánh giá mù đôi do cùng một bác sĩ có kinh nghiệm đọc kết quả cách nhau 2 tháng. Số liệu được đối chiếu với kết quả nội soi khớp gối, từ đó tính ra độ nhạy từng chuỗi xung trong khảo sát sụn chêm. Kết quả: 64 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được lựa chọn từ tháng 01/2020 đến cuối tháng 08/2022. Nhóm hình ảnh có sự xuất hiện của chuỗi xung sagittal PDWI fat sat có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với nhóm hình ảnh chỉ có sự xuất hiện của chuỗi xung sagittal PDWI lần lượt là 93,0% và 92,2% so với 79,1% và 87,1%. Kết luận: Chuỗi xung PDWI fat sat có hiệu suất chẩn đoán cao hơn so với chuỗi xung PDWI không fat sat trong đánh giá rách sụn chêm khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Daniel Bell. Knee protocol (MRI), radiopaedia.org. 2022.
2. Dương Đình Toàn, Trần Phương Nam. Dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh MRI và tổn thương trong mổ của rách sụn chêm khớp gối do chấn thương tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 501(2).2021.
3. Đặng Thị Ngọc Anh, Vũ Long, Phạm Minh Thông, Lê Quang Phương. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1,5 Tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối, Điện quang Việt Nam. số 41.12/2020.
4. Michael G.F. MR imaging of the meniscus: Review,current trends, and clinical implications, MRI clinics of North America. 2007.15:1.
5. Nguyễn Thị Phương Đan. Đánh giá vai trò của chụp cộng hưởng từ khớp gối trong khảo sát tổn thương dây chằng chéo trước, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2009.
6. Phùng Anh Tuấn, Nguyễn Công Tác, Đặng Vĩnh Hiệp. Giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối do chấn thương, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 15-số 02/2020.
7. Phùng Văn Tuấn, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng, Lê Hanh, Mai Đắc Việt và cộng sự. Độ nhạy, độ đặc hiệu của các nghiệm pháp lâm sàng và cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách sụn chêm khớp gối, Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam-số đặc biệt-2013.
8. Quinn. Meniscal tear diagnosed with CHT versus arthroscopy: how reliable as standard is arthroscopy?, Radiology. 1991; 181-183.