NGHIÊN CỨU TỶ LỆ SUY THƯỢNG THẬN CẤP, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2022-2023

Hà Văn Phúc1, Nguyễn Như Nghĩa1, Trần Tấn Đạt2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ suy thượng thận trong sốc nhiễm khuẩn khá cao và chúng làm tăng kết cục xấu ở bệnh nhân. Hầu hết đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của suy thượng thận thiếu tính đặc hiệu trong sốc nhiễm khuẩn. Nồng độ cortisol huyết thanh là công cụ hữu ích giúp chẩn đoán và phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy thượng thận cấp và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy thượng thận cấp tại tỉnh Kiên Giang năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân >16 tuổi sốc nhiễm khuẩn có suy thượng thận cấp được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023.


Kết quả: Thang điểm NEWS có ý nghĩa trong việc phân loại nguy cơ và dự đoán kết quả điều trị ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Trong số 62 đối tượng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn quan sát được, có 48% bị suy thượng thận. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn có suy thận cấp ở nghiên cứu của tôi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang chiếm 48%. Thang điểm NEWS có ý nghĩa trong việc dự báo biến cố sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Iwashyna T.J., Cooke C.R., Wunsch H., Kahn J.M. (2012), Population burden of long-term survivorship after severe sepsis in older Americans, Journal of the American Geriatrics Society, 60(6), pp. 1070-1077, doi: 10.1111/j.1532-5415.2012.03989.x.
2. Maxime V., Lesur O., Annane D. (2009), Adrenal insufficiency in septic shock, Clinics in Chest Medicine, 30(1), pp. 17-27, doi: 10.1016/j.ccm.2008.10.003.
3. Ngô Văn Út (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị bệnh nhiễm trùng huyết người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 20142015, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Kiều Văn Khương (2019), Đánh giá vai trò thang điểm news trong dự báo biến cố lâm sàng sớm ở bệnh nhân sau khi chuyển khỏi khoa điều trị tích cực, tạp chí y học quân sự, số 3, Hà Nội.
5. Hà Ngọc Diễm, Nguyễn Như Nghĩa, Phạm Văn Lình (2019), Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2017 - 2019, Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 19/2019, Cần Thơ.
6. Costanzo L.S. (2017), Adrenal medulla and cortex, Physiology 6th Edition, pp. 427-440.
7. Piske C.T., Bloch K.C. (2018), “Sepsis & septic shock”, Pathophysiology of Disease: An Introduction to Clinical Medicine 8th Edition, pp. 82-84.
8. Nahid Hashemi-Madani, Marzieh Miri, Zahra Emami, Mitra Barati, and Fatemeh Golgiri (2021), Adrenal Insufficiency in Septic Patients Admitted to Intensive Care Unit: Prevalence and Associated Factors, Medical Journal of the Islamic Republic of Iran, doi: 10.47176/mjiri.35.154.
9. MJ Mpe, NC Muleba, EM Selepe & TG Mothabeng (2006) Adrenal insufficiency in critically ill septic patients at Dr George Mukhari Hospital, Southern African Journal of Anaesthesia and Analgesia, 12:4, 135-138, DOI: 10.1080/22201173.2006.10872454.
10. Sligl W.I., Milner D.A. Jr, Sundar S., et al (2009), Safety and efficacy of corticosteroids for the treatment of septic shock: a systematic review and meta-analysis, Clinical Infectious Diseases, 49(1), pp. 93-101, doi: 10.1086/599343.
11. Sprung C.L., Annane D., Keh D., et al; CORTICUS Study Group (2008), Hydrocortisone therapy for patients with septic shock, The New England Journal of Medicine, 358(2), pp. 111-124, doi:
10.1056/NEJMoa071366.
12. Tandan S.M., Guleria R., Gupta N. (2005), Low dose steroids and adrenocortical insufficiency in septic shock: a double-blind randomised controlled trial from India, American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, 2005, A24, doi: 10.1186/s13054-017-1659-4.