XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE CỦA CAO CHIẾT DƯỢC LIỆU SỬ DỤNG MÁY QUANG PHỔ HAI CHÙM TIA

Lê Minh Luân1, Võ Đức Linh1, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường ĐHYDCT

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế men α-glucosidase của cao dược liệu thường sử dụng máy đo quang phổ 96 giếng. Với máy đo quang phổ 2 chùm tia thông thường thì điều kiện xử lý mẫu cần phải được xây dựng và đánh giá lại cho phù hợp để có thể ứng dụng đánh giá hoạt tính ức chế men α-glucosidase của cao dược liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình và đánh giá tác dụng ức chế men α-glucosidase in vitro của cao đặc lá Xoài, Giảo cổ lam, Dây thìa canh trên máy quang phổ hai chùm tia UV-VIS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao đặc lá Xoài, Giảo cổ lam, Dây thìa canh. Đánh giá tác dụng ức chế men α--glucosidase của các cao chiết bằng phản ứng với cơ chất pNPG thông qua việc khảo sát các điều kiện về nồng độ enzyme, thời gian phản ứng và ảnh hưởng của chất đệm Na2CO3, tiến hành đo quang ở bước sóng 400nm sử dụng máy đo quang phổ hai chùm tia UV-VIS đồng thời ứng dụng quy trình đã xây dựng để khảo sát hoạt tính ức chế của ba loại cao đặc dược liệu lá Xoài, Giảo cổ lam và Dây thìa canh. Kết quả: Cao của ba loại dược liệu lá Xoài, Giảo cổ lam, Dây thìa canh và acarbose có tác dụng ức chế men α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là: 39,68±0,27µg/mL, 126,94±4,58µg/mL, 92,32±0,97µg/mL và 176,09±0,26µg/mL. Kết luận: Đã xây dựng được quy trình đánh giá hoạt tính ức chế men α-glucosidase in vitro trên máy đo quang phổ hai chùm tia và cho kết quả các loại dược liệu lá Xoài, Giảo cổ lam, Dây thìa canh có khả năng ức chế men αglucosiadse.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020: Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2. 2020.
2. Lê Trọng Đức, Nguyễn Nguyễn Cường Phát, Huỳnh Tiến Sỹ. Nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của cao chiết ethanol từ lá và quả cây Đủng đỉnh (Caryota mitis L.). Đánh giá khả năng điều hòa glucose thông qua hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase. Tạp chí khoa học trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 16(12), 961-974, https://doi.org/10.54607/hcmue.js.16.12.2559(2019).
3. Santos C. M. M., Proença C., Freitas M., Araújo A. N., Silva A. M. S., et al. Inhibition of the carbohydrate-hydrolyzing enzymes α-amylase and α-glucosidase by hydroxylated xanthones. Food Funct. 2022. 13(14), 7930-7941, https://doi.org/10.1039/d2fo00023g.
4. Trinh B. T. D., Staerk D., Jäger A. K. Screening for potential α-glucosidase and α-amylase inhibitory constituents from selected Vietnamese plants used to treat type 2 diabetes. J Ethnopharmacol. 2016. 186, 189-195, https://doi.org/10.1016/j.jep.2016.03.060.
5. Somtimuang C., Olatunji O. J., Ovatlarnporn C.. Evaluation of In Vitro α-Amylase and αGlucosidase Inhibitory Potentials of 14 Medicinal Plants Constituted in Thai Folk Antidiabetic Formularies. Chem Biodivers. 2018. 15(4), e1800025. https://doi.org/10.1002/cbdv.201800025.
6. Ganogpichayagrai A., Palanuvej C., Ruangrungsi N. Antidiabetic and anticancer activities of Mangifera indica cv. Okrong leaves. Journal of Advanced Pharmaceutical Technology & Research. 2017. 8, 19-24, https://doi.org/10.4103/2231-4040.197371.
7. Yang D., Chen X., Liu X., Han N., Liu Z., et al. Antioxidant and α-Glucosidase Inhibitory Activities Guided Isolation and Identification of Components from Mango Seed Kernel. Oxidative Medicine and Cellular Longevity. 2020. 2020, 1-15, https://doi.org/10.1155/2020/8858578.
8. Ranjan A., Singh R. K., Khare S., Tripathi R., Pandey R. K., et al. Characterization and evaluation of mycosterol secreted from endophytic strain of Gymnema sylvestre for inhibition of α-glucosidase activity. Scientific Reports. 2019. 9, 17303, https://doi.org/10.1038/s41598-01953227-w.
9. Megalli S., Davies N. M., Roufogalis B. D. Anti-hyperlipidemic and hypoglycemic effects of Gynostemma pentaphyllum in the Zucker fatty rat. J Pharm Pharmaceut Sci. 2006. 9, 281-29, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17207412/.
10. Kulkarni V. M., Rathod, V. K. Exploring the potential of Mangifera indica leaves extract versus mangiferin for therapeutic application, Agriculture and Natural Resources. 2018. 52(2), 155161, https://doi.org/10.1016/j.anres.2018.07.001.