KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ CỦA SINH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH BỆNH COVID-19 NĂM 2021

Hoàng Anh Thư1, Hà Tú Anh1, Phạm Hương Giang1, Nguyễn Lê Anh Thư1, Châu Nhị Vân1,2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Trung Y Dược Quảng Châu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mất ngủ là một tình trạng lâm sàng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Khảo sát tình trạng mất ngủ của sinh viên Y học cổ truyền trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 có ý nghĩa cảnh báo vấn đề sức khỏe của sinh viên, là cơ sở để thúc đẩy nhà trường và xã hội quan tâm hơn sức khỏe sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh viên Y học cổ truyền mất ngủ bằng thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mất ngủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với đối tượng là tất cả sinh viên Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021.  Kết quả: Trong tổng số 453 sinh viên có 73,3% sinh viên bị mất ngủ (PSQI > 5). Chưa xác định được mối liên quan giữa mất ngủ với các yếu tố như sử dụng chất kích thích, không gian ngủ, sử dụng thiết bị điện tử, tuy nhiên có mối liên quan giữa mất ngủ và tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược Cần Thơ bị mất ngủ cao trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến năm 2021. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Haile Y.G., Alemu S.M. and Habtewold T.D. Insomnia and Its Temporal Association with Academic Performance among University Students: A Cross-Sectional Study. BioMed Research International. 2017. 2542367, doi: 10.1155/2017/2542367.
2. Schlarb A.A., Friedrich A., and Claßen M. Sleep problems in university students - an intervention. Neuropsychiatric disease and treatment. 2017. 13, 1989-2001.
3. Nguyễn Thị Khánh Linh, Phạm Bá Ngân, Đặng Thị Hồng Nhung, Võ Văn Thắng và Nguyễn Minh Tú. Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ của sinh viên hệ chính quy trường Đại học Y Dược Huế 2015. Tạp chí Y học dự phòng. 2017. 8 (27), 109.
4. Tô Minh Ngọc. Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản Tiếng Việt. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh. 2015. 18(6).
5. Abdelmoaty Goweda R., Hassan-Hussein A., Ali Alqahtani M., et al. Prevalence of sleep disorders among medical students of Umm Al-Qura University, Makkah, Kingdom of Saudi Arabia. Journal of public health research. 2021. 9 (1).
6. Alotaibi A.D., Alosaimi F.M., Alajlan A.A. and Bin Abdulrahman K.A. The relationship between sleep quality, stress, and academic performance among medical students. Journal of family & community medicine. 2020. 27 (1), 3–28.
7. Choi J. Motivations Influencing Caffeine Consumption Behaviors among College Students in Korea: Associations with Sleep Quality. Nutrients. 2020. 12(4), 953, doi: 10.3390/nu12040953.
8. Ibrahim N.K., Baharoon B.S., Banjar W.F., et al. Mobile Phone Addiction and Its Relationship to Sleep Quality and Academic Achievement of Medical Students at King Abdulaziz University, Jeddah, Saudi Arabia. Journal of research in health sciences. 2018. 18 (3), e00420.
9. Altun I., Cınar N. and Dede C. The contributing factors to poor sleep experiences in according to the university students: A cross-sectional study. Journal of research in medical sciences: the official journal of Isfahan University of Medical Sciences. 2012. 17 (6), 557–561.