NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ AXIT URIC, LDH MÁU Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG

Dương Mỹ Linh1,, Đặng Thị Thúy Phương2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiền sản giật là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ với tần suất 2-10%. Bệnh gây ra những tổn thương đa cơ quan cho thai phụ và ảnh hưởng nặng nề trên thai nhi. Những thay đổi sinh hóa máu như chỉ số axit uric và LDH máu ở phụ nữ mang thai có thể là biểu hiện sớm của tiền sản giật. Mục tiêu nghiên cứ: Xác định nồng độ axit uric và LDH máu ở thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 143 thai phụ tiền sản giật nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang từ 05/2021 đến 06/2022. Kết quả: Nồng độ trung bình của axit uric máu ở nhóm tiền sản giật nhẹ là 367,1 ± 93 µmol/l, nhóm tiền sản giật nặng 458,3 ± 115 µmol/l. Trong đó, nồng độ axit uric tăng > 360 µmol/l chiếm 41% ở nhóm tiền sản giật nhẹ. Tuổi thai 34-<37 tuần có nồng độ axit uric >360 µmol/l là 72,7%. Nồng độ trung bình của LDH máu ở nhóm tiền sản giật nhẹ là 197,7 ± 61,5 u/l; nhóm tiền sản giật nặng là 283,7 ± 117,1 u/l; 11,6% thai phụ tiền sản giật nặng có nồng độ LDH > 400u/l. Kết luận: Nồng độ axit uric và LDH máu thay đổi nhiều theo tuổi thai và mức độ nặng của bệnh tiền sản giật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Ngọc Anh, Trần Mạnh Linh, Võ Văn Đức. Nồng độ Lactate dehydrogenase huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật - sản giật và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh, kết quả thai kỳ. Tạp chí phụ sản. 2017. 15 (3), 54-60.
2. Bệnh viện Từ Dũ. Tăng huyết áp trong thai kỳ. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2019, Bệnh viện Từ Dũ, Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh. 2019. 79-88.
3. Bộ Y Tế. Tiền sản giật - Sản giật. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản phụ khoa. 2015. 29-34.
4. Afroz R., Akhter Q.S., Sadia H. et al. Serum Lactate Dehydrogenase (LDH) Level in Severe Preeclampsia. J. Bangladesh Soc, Physio. 2016. 10(2), pp 71-75.
5. Cunningham FG L. K., et al. Hypertensive Disorders. Williams Obstetrics 24th, 2014. 728-779.
6. Dave A. et al. LDH (Lactate Dehydrogenase): A Biochemical Marker for the Prediction of Adverse Outcomes in Pre-eclampsia and Eclampsia. J Obstet Gynaecol India. 2016. 66 (1), 23-29.
7. Kumar N. et al. Maternal Serum Uric Acid as a Predictor of Severity of Hypertensive Disorders of Pregnancy: A Prospective Cohort Study. Curr Hypertens Rev. 2019. 15 (2), 154-160.
8. Munde S.M, Hazari N.R., Thorat A.P. et al. Gamma Glutamyl Transferase and Lactate Dehydrogenaseas Biochemical Markers of Severity of Preeclampsia. Platelets. 2014. 5, 6.
9. Thangaratinam S, Ismail KM, et al. Tests in Prediction of Pre-eclampsia Severity review group. Accuracy of serum uric acid in predicting complications of pre-eclampsia: a systematic review. BJOG. 2006. 113(4), 369-78. doi: 10.1111/j.1471-0528.2006.00908 PMID: 16553648.
10. Umasatyasri Y., Vani I., Shamita P. Role of LDH (Lactate dehydrogenase) in preeclampsia - eclampsia as a prognostic marker: An observational study. International Archives of Integrated Medicine, 2015. 88.
11. Williams KP, Galerneau F. The role of serum uric acid as a prognostic indicator of the severity of maternal and fetal complications in hypertensive pregnancies. J Obstet Gynaecol Can. 2002. 24(8):628-32. doi: 10.1016/s1701-2163(16)30193-1. PMID: 12196841.