RÀO CẢN HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Dương Thị Thùy Trang1, Nguyễn Văn Tuấn1,, Nguyễn Thị Ngọc Hân1, Lư Trí Diến1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Học trực tuyến đã được triển khai rộng rãi trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát và cũng như trong giai đoạn hiện nay vì những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, hiểu biết về những rào cản học trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục y khoa, cụ thể là giáo dục điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các yếu tố rào cản học trực tuyến của sinh viên điều dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 245 sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2021-2022. Kết quả: Điểm rào cản học trực tuyến là 3,32 ± 0,68; nhóm rào cản về môi trường có điểm số cao nhất, kế đến là nhóm rào cản về tâm lý và sự tương tác, cuối cùng là rào cản về kinh tế. Có mối liên quan giữa rào cản học trực tuyến với tuổi, tình trạng hôn nhân, hệ đào tạo, số học phần học trực tuyến/học kỳ và tần suất tập trung khi tham gia học trực tuyến. Kết luận: Rào cản học trực tuyến của sinh viên điều dưỡng ở mức trung bình. Các nhà quản lý và giáo dục điều dưỡng cần quan tâm đến thực trạng này cũng như các yếu tố liên quan để có biện pháp thích hợp. 


 


 

Chi tiết bài viết

Author Biographies

ThS Dương Thị Thùy Trang, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

 

 

 

 

 

 

 

TS Nguyễn Văn Tuấn, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

 

 

 

 

 

 

 

ThS Nguyễn Thị Ngọc Hân, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

 

 

ThS Lư Trí Diến, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Howlett D, Vincent T, Gainsborough N, Fairclough J, Taylor N, et al. Integration of a casebased online module into an undergraduate curriculum: what is involved and what is effective?. E-Learning. 2009. 6(4), 372-484, https://doi.org/10.2304/elea.2009.6.4.372.
2. AbuKamar M, Kamar AA. Barriers and motivation for online learning among pharmacy students in Jordan. Tropical Journal of Pharmaceutical Research. 2022. 21(4), 841-845, https://doi.org/10.4314/tjpr.v21i4.22.
3. Kaur H, Singh A, Mahajan S, Lal M, Singh G, et al. Assessment of barriers and motivators to online learning among medical undergraduates of Punjab. Journal of Education and Health Promotion. 2021, 10, 1-10, https://doi.org/10.4103/jehp.jehp_682_20.
4. Soni V D. Global impact of E-learning during COVID 19. SSRN Electronic Journal. 2020. 12, https://doi.org/10.2139/ssrn.3630073.
5. Đặng Thị Thúy Hiền, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đoàn Lê Diễm Hằng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Hữu Tuấn. Các yếu tố rào cản trong việc học online của sinh viên Khoa Du lịch - Đại học Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. 2020. 129(5C), 63-79.
6. Vygotsky LS. Mind in society. Cambridge, MA: Harvard University Press. 1978.
7. O’Doherty D, Dromey M, Lougheed J, Hannigan A. Barriers and solutions to online learning in medical education – an integrative review. BMC Medical Education. 2018. 18(130), 1-11, https://doi.org/10.1186/s12909-018-1240-0.
8. Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi. Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19. 2021.
9. Dewey, J. Experience in education. New York: Macmillan. 1938
10. Niessen C, Swarowsky C, Leiz M. Age and adaptation to changes in the workplace. Journal of Managerial Psychology. 2010. 25, 356-383, https://doi.org/10.1108/02683941011035287.
11. Clinciu AI. Adaptation and stress for the first year university students. Procedia-social and behavioral sciences. 2013. 78, 718-722, https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2013.04.382.
12. Baticulon RE, Sy JJ, Alberto NRI, Baron MBC, Mabulay REC, et al. Barriers to Online Learning in the Time of COVID-19: A national survey of medical students in the Philippines. Medical Science Educator. 2021. 31(2), 615-626, https://doi.org/10.1007/s40670-021-01231-z.
13. Roy C, Andrews HA. The Roy adaptation model. Prentice Hall. 1999
14. Quỳnh Anh. Niên luận thái độ học tập của sinh viên. Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 2008.