NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỤN TRỨNG CÁ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Đỗ Thị Ngọc Nhi1,, Phan Minh Thy1, Nguyễn Đỗ Hải Ngọc1, Trần Phi Tuấn Kiệt1, Lê Vy Yến Phượng1, Lạc Thị Kim Ngân1, Huỳnh Văn Bá1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mụn trứng cá là một bệnh rất thường gặp, chiếm tỷ lệ 80 - 85% ở người trưởng thành. Mụn trứng cá có nhiều nguyên nhân và yếu tố liên quan nhưng có 3 nguyên nhân chính là (1) sự tăng tiết chất bã nhờn, (2) sự rối loạn sừng hóa nang lông tuyến bã, (3) sự hiện diện của vi khuẩn Propionibacterium acne (P.acne) và tình trạng viêm nhiễm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mụn trứng cá tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân điều trị mụn trứng cá tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ năm 2021. Kết quả: Dưới 19 tuổi chiếm tỷ lệ là 88,6%, độ tuổi từ 19 đến 25 tuổi 11,4%. Tình trạng da nhờn chiếm tỷ lệ cao nhất 45,7%, da nhạy cảm với 28,6%, da thường có tỷ lệ 14,3% và da khô với 11,4%. Vị trí chiếm tỷ lệ cao nhất là mặt 100%, lưng 51,4%, ngực 31,4% và chi 8,6%. Bệnh nhân có thói quen thức khuya, mức độ rất nặng có tỷ lệ là 21,4%, mức độ trung bình là 21,4%. Bệnh nhân sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ bơ sữa, đường >2 lần/tuần, mức độ trung bình có tỷ lệ là 69,2%, mức độ rất nặng là 7,7%. Kết luận: Tình trạng da nhờn chiếm tỷ lệ cao nhất 45,7%, vị trí chiếm tỷ lệ cao nhất là mặt 100%, có mối liên quan giữa thói quen thức khuya và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ bơ sữa với mức độ nặng trứng cá.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Giao Hạ. Nghiên cứu tình hình mụn trứng cá của sinh viên ở Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Đa Khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2011.
2. Trần Thị Hạnh. Nghiên cứu tình hình bệnh mụn trứng cá ở học sinh trung học phổ thông. Tạp chí da liễu học. 2011. 5, 16-23.
3. Đào Duy Thanh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị mụn trứng cá thông thường bằng phương pháp IPL kết hợp ánh sáng xanh và bôi FOB 10-LOTION tại Bệnh viện
Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2019-2020. Luận văn Chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020.
4. Phan Hoàng Phúc. Đặc điểm lâm sàng, nồng độ testosteron và các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của mụn trứng cá ở bệnh nhân nữ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016-2017. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2017. 13-14, 239.
5. Nguyễn Ngọc Oanh. Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá bằng chiếu laser He-Ne kết hợp bôi clindamycin, Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.
6. Zhou M., Xie H., Cheng L., Li J.. Clinical characteristics and epidermal barrier function of papulopustular rosacea: A comparison study with acne vulgaris. Pak J Med Sci. 2016. 32(6), 1344-1348, doi: 10.12669/pjms.326.11236.
7. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của acnes trong điều trị bệnh trứng cá thông thường thể vừa. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2020.
8. Ago Harlim, Gloria Stephanie Tesalonika S. The Relationship between Sleep Quality and Students’ Acne Vulgaris Severity at Medical Faculty. Universitas Kristen Indonesia. 2020.
9. Huỳnh Văn Bá. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh trứng cá có bôi corticoid bằng Isotretionin. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2011