NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG 1/3 DƯỚI CẲNG CHÂN VÀ BÀN CHÂN BẰNG VẠT DA-CÂN TRÊN MẮT CÁ NGOÀI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021

Phạm Minh Quân1,, Trần Văn Dương1, Võ Huỳnh Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khuyết hổng phần mềm vùng cổ bàn chân là tổn thương hay gặp để lại nhiều biến chứng và di chứng phức tạp. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là cần thiết, đòi hỏi phương pháp che phủ đó phải đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện và ít di chứng. Các nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu và ứng dụng của vạt đã làm tăng giá trị sử dụng của vạt và vạt da trên mắt cá ngoài với độ dày vạt da tương thích mô mềm vùng cổ bàn chân cũng là một biện pháp lựa chọn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm vùng 1/3 dưới cẳng chân, bàn chân bằng vạt da-cân trên mắt cá ngoài tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được tiến hành trên 31 bệnh nhân khuyết hổng phần mềm vùng 1/3 dưới cẳng chân, bàn chân tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ năm 2019 đến năm 2021. Kết quả: Các khuyết hổng thường gặp ở vùng cổ chân và bàn chân chiếm 93%. Hầu hết các trường hợp gặp ở nam giới (74,2%), trong độ tuổi lao động (trung bình 28 tuổi), nguyên nhân do tai nạn giao thông và tai nạn lao động (67%). Các khuyết hổng hầu hết được che phủ hoàn toàn, vạt da có tỷ lệ sống cao (87,09%). Nơi cho vạt hầu hết được đóng kín trực tiếp, có 4/31 (12,9%) ghép da mỏng cho vùng cho vạt. Có 4/31 (12,9%) trường hợp hoại tử vạt da tất cả đều ở lớp bì, được chăm sóc bằng hút áp lực âm và ghép da che phủ tổn thương thì hai, trong đó có 3/4 (75%) trường hợp lành thương hoàn toàn và 1/4 (25%) trường hợp vẫn còn viêm dò được cắt lọc và ghép da bổ sung. Kết luận: Bước đầu nghiên cứu cho thấy vạt da trên mắt cá ngoài có hiệu quả lâm sàng cao trong việc che phủ khuyết hổng phần mềm vùng 1/3 dưới cẳng chân và bàn chân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bình (1997), “Nghiên cứu giải phẫu vạt da cân trên mắt cá ngoài, vạt bắp chân cuống ngoại vi và ứng dụng điều trị khuyết hổng phần mêm đoạn 2/3 dưới cổ chân, bàn chân”, Luận án Phó tiến sĩ, số 3.01.21, Học viện quân Y Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Thạch, Mai Trọng Tường (2016), “Tạo hình khuyết hổng da, mô mềm vùng cổ chân và bàn chân bằng vạt da trên mắt cá ngoài”, Khoa vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cormack GC, Lamberty BGH (1994) The arterial anatomy of skin flaps, 2. Aufl. Churchill Livingstone, Edinburgh.
4. Chunlin Hou, Shimin Chang, Jian Lin, Dajiang Song (2015), “Peroneal Artery Anterolateral Supramalleolar Flap”, Surgical Atlas of perforator flap, 27, pp.205-211.
5. Colson P, Houot R, Gangolphe M et al. (1967), “Use of thinned flaps (flap grafts) in reparative hand surgery”, Ann Chir Plast, 12, pp.298-310.
6. Ehab FZ (2011), “Lateral Supramalleolar Flap for Reconstruction of the Distal Leg and Foot, Clinical Experience with 25 Cases. Egypt”, J. Plast. Reconstr. Surg, Vol. 35, No. 2, pp.279-286.
7. Hamdi MF, Khlifi A, “Lateral supramalleolar flap for coverage of ankle and foot defects in children”. J Foot Ankle Surg, 51(1), pp.106-109.
8. Hierner R, Kerckhove E van den (2010), “Organization and results of the multidisciplinary scar clinic”, Eur Surg Suppl, 234, pp.29-30.
9. Jae-hoon Lee, Duke-whan Chung (2010), “Reverse lateral supramalleolar adipofacial flap and skin grafting for one-stage soft tissue reconstruction of foot and ankle joint”, Microsurgery, 30, pp.423-429.
10. Shi-ji Li, Hao Cheng, Xu Fang (2016), “Modified reversed superficial peroneal artery flap in the reconstruction of ankle and foot defects following serve burns or trauma”, The Journal of Burn 5140, DOI: 10.1016/j.burns.2016.12.003.