KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO VỎ HỘT VÀ CAO NHÂN HỘT XOÀI (MANGIFERA INDICA L.).

Hà Cao Thiện1, Đặng Duy Khánh1, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xoài (Mangifera Indica L.) là một trong những dược liệu được nghiên cứu từ lâu có tác dụng hạ đường huyết, chống oxy hóa, kháng viêm. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về tác dụng dược lý của hột Xoài được trồng tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao nhân hột và vỏ hột Xoài (Mangifera Indica L.). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao vỏ hột và nhân hột Xoài được xác định hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trong thạch và MIC bằng phương pháp pha loãng trong thạch. Kết quả: Các cao chiết đều có khả năng kháng khuẩn đối với vi khuẩn Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus với kích thước vòng vô khuẩn lần lượt là 23,7mm; 15,0mm đối với Nhân hột Xoài và 19,6mm; 12,0mm đối với vỏ hột Xoài ở nồng độ 200mg/mL, riêng với vi khuẩn E. coli thì vỏ hột Xoài không có khả năng ức chế, nhân hột Xoài tạo vòng vô khuẩn là 17,0mm. Giá trị MIC đối với 2 chủng S. aureus và E. coli là >5mg/mL. Tuy nhiên, đối với chủng P. acnes, cao nhân hột Xoài cho kết quả ức chế vi khuẩn ở nồng độ thấp hơn cao vỏ hột Xoài (5mg/mL) và so với 2 chủng vi khuẩn còn lại, với giá trị MIC là 1,25mg/mL. Kết luận: Cao chiết vỏ hột và nhân hột Xoài đều có tác dụng kháng trên các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Propionibacterium acnes. Khả năng kháng khuẩn trên Escherichia coli chỉ có trên cao nhân hột Xoài. Nghiên cứu này đóng góp cơ sở thực nghiệm về hiệu quả kháng khuẩn của cao chiết vỏ hột và nhân hột Xoài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, phần 2, tr.1214-1215.
2. Nguyễn Thị Ái Lan, Lư Thị Lan Thanh, Ninh Khắc Huyền Trân, Đái Thị Xuân Trang, “Hiệu quả hạ glucose huyết của cao chiết lá xoài non (Mangifera indica L.) trên chuột bệnh đái tháo đường”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nghiên sinh vật lần thứ 7, tr.1290-1295.
3. Lê Huyền Trâm, Nguyễn Văn Thông; Huyền, Đoàn Thị Thu (2020), “Nghiên cứu phân lập hợp chất mangiferin từ lá cây xoài”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 140, tr.61-64.
4. A.C. Martin, A.D. Pawlus, E.M. Jewett, D.L. Wyse and C.K. Angerhofer, A.D. Hegeman (2014), “Evaluating solvent extraction systems using metabolomics approaches”, RSC Advances, vol. 4, no. 50, pp.26325-26334.
5. Amgad A. Awad El-Gied1, Martin R. P. Joseph2, Ismail M. Mahmoud1 et al. (2012), “Antimicrobial Activities of Seed Extracts of Mango (Mangifera indica L.)”, Advances in Microbiology, 2, pp.571-576.
6. B. C. S. S. N. Pellegrini, G. G. D. D. R. O. V. Brenna, R. B. M. Bianchi and F. Brighenti (2007), “Evaluation of antioxidant capacity of some fruit and vegetable foods: efficiency of extraction of a sequence of solvents”, J. Sci. Food Agric, vol. 87, pp.103-111.
7. M. Pitchaon (2011), “Antioxidant capacity of extracts and fractions from mango (Mangifera indica L.) seed kernels”, International Food Research Journal 18, pp. 523-528.
8. T.M. Rababah, F. Banat, A. Rababah, K. Ereifej, W. Yang (2010), “Optimization of extraction conditions of total phenolics, antioxidant activities, and anthocyanin of oregano, thyme, terebinth, and pomegranate”, J. Food Sci., Vols. 75, no. 7, pp.C626-C632.
9. Worapan Poomanee et al. (2018), “Antimicrobial susceptibility of anaerobic bacteria In-vitro investigation of anti-acne properties of Mangifera indica L. kernel extract and its mechanism of action against Propionibacterium acnes”, Anaeroba, vol. 52, pp.64-74.