NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN VÀ THỦNG LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Lý Ích Trung1,, Nguyễn Ngọc Toàn1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên và thủng ổ loét dạ dày tá tràng đều là những trường hợp cấp cứu cần phải can thiệp khẩn cấp. Bệnh nhân xãy ra đồng thời cả hai trường hợp cấp cứu cùng một lúc là một thách thức lớn. Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân nam, 61 tuổi. Bệnh nhân nhập viện vì đau bụng kèm đau thắt ngực giờ thứ 10. Điện tâm đồ ghi nhận ST chênh lên ở các chuyển đạo từ V2 – V5, DII – DIII – aVF, hs Troponin I: 68886 pg/mL. Chụp cắt lớp vi tính bụng có cản quang cho thấy khí tự do ổ bụng và thủng tá tràng. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp thành trước dưới giờ 10 và đồng thời thủng tá tràng gây viêm phúc mạc. Chiến lược điều trị can thiệp mạch vành qua trước sau đó được chuyển phẫu thuật cấp cứu thủng tá tràng. Sau 14 ngày nhập viện bệnh nhân hồi phục tốt và xuất viện. Kết luận: Sự hiện diện của hai bệnh lý đe dọa tính mạng xảy ra đồng thời ở một bệnh nhân là rất hiếm gặp nhưng không phải chưa từng xãy ra. Việc thiết lập một quy trình điều trị dựa vào tài liệu hiện có và ý kiến ​​chuyên gia để đưa ra quyết định điều trị cho các trường hợp trong tương lai nhằm đưa ra phương pháp điều trị tối ưu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Byrne RA, Rossello X, Coughlan JJ, Barbato E, Berry C, Chieffo A, et al. 2023 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes. Eur Heart J. 2023; 44(38):3720-3826.
2. Domienik-Karłowicz J, Kupczyńska K, Michalski B, Kapłon-Cieślicka A, Darocha S, Dobrowolski P, et al. Fourth universal definition of myocardial infarction. Selected messages from the European Society of Cardiology document and lessons learned from the new guidelines on ST-segment elevation myocardial infarction and non-ST-segment elevation-acute coronary syndrome. Cardiol J. 2021; 28(2):195–201.
3. Halvorsen S, Mehilli J, Cassese S, Hall TS, Abdelhamid M, Barbato E, et al. 2022 ESC Guidelines on cardiovascular assessment and management of patients undergoing non-cardiac surgery. Eur Heart J. 2022; 43(39):3826-3924.
4. Hermansson M, Ekedahl A, Ranstam J, Zilling T. Decreasing incidence of peptic ulcer complications after the introduction of the proton pump inhibitors, a study of the Swedish population from 1974–2002. BMC Gastroenterol. 2009; 20(9):25.
5. Intan RE, Hasibuan FS, Gandi P, and Alkaff FF. Gastric perforation mimicking ST-segment elevation myocardial infarction. BMJ Case Rep. 2021; 14(3):e237470.
6. Kaplan A, Schwarzfuchs D, Zeldetz V, and Liu J. Acute Myocardial Infarction with Simultaneous Gastric Perforation. Clin Pract Cases Emerg Med. 2017; 1(3):179–182.
7. Livhits M, Gibbons MM, de Virgilio C, O'Connell JB, Leonardi MJ, Ko CY, Zingmond DS. Coronary revascularization after myocardial infarction can reduce risks of noncardiac surgery. J Am Coll Surg 2011; 212:1018-26.
8. Livhits M, Ko CY, Leonardi MJ, Zingmond DS, Gibbons MM, de Virgilio C. Risk of surgery following recent myocardial infarction. Ann Surg 2011; 253:857-64.
9. Møller MH, Engebjerg MC, Adamsen S, Bendix J, Thomsen RW. The Peptic Ulcer Perforation (PULP) score: a predictor of mortality following peptic ulcer perforation. A cohort study. Acta Anaesthesiol Scand. 2012; 56(5):655-62.
10. Murphy FD, Livezey MM. Electrocardiographic changes simulating those of acute myocardial infarction in a case of perforated gastric ulcer. American Heart Journal. 1994; 28(4):533-537.