NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊ ỨNG THUỐC Ở SẢN PHỤ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN CÓ TIỀN SỬ DỊ ỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021-2022

Trần Thanh Hà1,, Vũ Thị Thu Hiền2, Nguyễn Thị Kim Chung2, Nguyễn Thị Thanh2, Nguyễn Bích Phượng2, Phí Thị Kim Chung2, Vũ Vân Nga1
1 Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và tình hình sử dụng thuốc trên sản phụ có tiền sử dị ứng và bước đầu đánh giá sự liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và việc sử thuốc tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 167 sản phụ có tiền sử dị ứng được chỉ định test dị ứng từ 21/03/2021 đến 31/12/2022 và thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Kết quả: Trong 167 sản phụ được đưa vào nghiên cứu, hầu hết đều nằm trong độ tuổi sinh sản 25-34 tuổi (68,86%), BMI nằm trong khoảng tiền béo phì (56,3%) và ASA 2 (96,4%). Tiền sử tác nhân dị ứng hay gặp nhất là kháng sinh và NSAIDs-paracetamol (đều 25,2%). Trong kết quả test da, nhóm NMBAs và Opioid (đều chiếm 58,7%) là nhóm thuốc có tỉ lệ dương tính nhiều nhất. 12 (7,2%) trường hợp sản phụ xuất hiện dị ứng chu phẫu. Trung bình mỗi sản phụ dùng 10 loại thuốc, hầu hết các sản phụ đều sử dụng ít nhất 1 loại thuộc nhóm thuốc kháng sinh, thuốc co tử cung, nhóm gây tê. Trong 12 trường hợp sản phụ xuất hiện phản ứng dị ứng, trung bình độ tuổi của nhóm này là 29,92 ± 5,57; chỉ số BMI là 25,56 ± 2,93. Có 10 trường hợp (83,33%) xảy ra ở sản phụ sinh mổ, đều sinh ở tuần thứ 39 và 1 sản phụ test da âm tính. 12 trường hợp tái sử dụng các thuốc đã có kết quả test da dương tính và 4 sản phụ xảy ra dị ứng. Với tác nhân nhóm co tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất (41,7%). Kết quả dị ứng xảy ra thường xuyên hơn ở nhóm có tổng số lượng thuốc, số lượng thuốc đường tĩnh mạch và sau khi sinh; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả dị ứng và số lượng thuốc với p<0,05. Số ngày điều trị trung bình của nhóm có phản ứng dị ứng là 3,92 ± 2,47 ngày cao hơn so với nhóm không có phản ứng dị ứng là 3,13 ± 1,45 ngày, với p = 0,089 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ PNMT có tiền sử dị ứng xảy ra phản ứng quá mẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ trên thế giới. Độ đặc hiệu của test da cần được tiếp tục nghiên cứu và các trường hợp xảy ra dị ứng có thể phòng ngừa thông qua kết quả test da cùng với khai thác tiền sử dị ứng chi tiết trước khi sử dụng thuốc. Số lượng thuốc sử dụng trong quá phẫu thuật, thủ thuật cao hơn ở nhóm có xảy ra dị ứng so với nhóm không có.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Garvey LH, Ebo DG, Mertes PM, et al. An EAACI position paper on the investigation of perioperative immediate hypersensitivity reactions. Allergy. 2019;74(10):1872-1884. doi: 10.1111/all.13820
2. McCall S, Bunch K, Brocklehurst P, et al. The incidence, characteristics, management and outcomes of anaphylaxis in pregnancy: a population-based descriptive study. BJOG Int J Obstet Gynaecol. 2018;125(8):965-971. doi: 10.1111/1471-0528.15041
3. McCall SJ, Kurinczuk JJ, Knight M. Anaphylaxis in Pregnancy in the United States: Risk Factors and Temporal Trends Using National Routinely Collected Data. J Allergy Clin Immunol Pract. 2019;7(8): 2606-2612.e3. doi: 10.1016/ j.jaip.2019.04.047
4. McCall SJ, Bonnet MP, Äyräs O, et al. Anaphylaxis in pregnancy: a population-based multinational European study. Anaesthesia. 2020;75(11):1469-1475. doi:10.1111/anae.15069
5. Gonzalez-Estrada A, Campbell RL, Carrillo-Martin I, Renew JR, Rank MA, Volcheck GW. Incidence and risk factors for near-fatal and fatal outcomes after perioperative and periprocedural anaphylaxis in the USA, 2005–2014. Br J Anaesth. 2021; 127(6): 890-896. doi: 10.1016/j.bja.2021. 06.036
6. Desravines N, Waldron J, Venkatesh KK, Kwan M, Boggess KA. Outpatient Penicillin Allergy Testing in Pregnant Women Who Report an Allergy. Obstet Gynecol. 2021;137(1):56-61. doi:10.1097/AOG.0000000000004213
7. Odor PM, Bampoe S, Moonesinghe SR, et al. General anaesthetic and airway management practice for obstetric surgery in England: a prospective, multicentre observational study*. Anaesthesia. 2021;76(4): 460-471. doi:10.1111/ anae.15250
8. Obstetric anaesthetic practice in the UK: a descriptive analysis of the National Obstetric Anaesthetic Database 2009–14 - British Journal of Anaesthesia. Accessed May 27, 2023. https://www.bjanaesthesia.org/article/S0007-0912(20)30539-0/fulltext
9. Thành TN, Lâm HT. KHẢO SÁT TEST DA TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC GÂY MÊ, GÂY TÊ. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;522(1). doi:10.51298/vmj.v522i1.4281
10. Marinho S, Kemp H, Cook TM, et al. Cross-sectional study of perioperative drug and allergen exposure in UK practice in 2016: the 6th National Audit Project (NAP6) Allergen Survey. Br J Anaesth. 2018;121(1):146-158. doi:10.1016/j.bja. 2018.04.016.