ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VIÊM KHỚP LIÊN MẤU CỘT SỐNG THẮT LƯNG TRÊN SIÊU ÂM VÀ PHIM CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP LIÊN MẤU CỘT SỐNG THẮT LƯNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Vi Thị Thơ 1,, Lưu Thị Bình 2
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả hình ảnh tổn thương khớp liên mấu trên phim cộng hưởng từ và siêu âm cột sống thắt lưng của các bệnh nhân điều trị tại Khoa Cơ Xương bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 88 bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp liên mấu cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên trong thời gian từ 7/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Nam 37(42,0%), nữ 51(58,0%). Tuổi 68± 13,02 lớn nhất là 93 tuổi, nhỏ nhất là 30 tuổi. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 68± 13,02 tuổi, tuổi trên 60 chiếm 79,5%. Thời gian diễn biến bệnh trung bình là 65,2 ± 52,2 tháng, gần nhất là 1  tháng, lâu nhất là 120 tháng. Vị trí hay gặp viêm khớp liên mấu nhất là L4-L5 ( 75,0% MRI, 80% Siêu âm), KLM L3-L4 (67,0% MRI, 31,8% siêu âm). Trên MRI, tổn thương KLM độ 2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất 50%. Tổn thương độ 1 và độ 3 là 25%; hình ảnh dịch khớp có tỷ lệ cao nhất chiếm 73,9%, gai xương 63,3%, hẹp khe khớp 61,4%, phù xương 60,2%. Trên siêu âm, chỉ phát hiện được dịch khớp chiếm 52,3%, gai xương chiếm 47,7%. 100% tổn thương viêm KLM phát hiện trên phim  MRI được phát hiện trên siêu âm với tỷ lệ 92,0%. Kết luận: Viêm khớp liên mấu cột sống thắt lưng gặp chủ yếu ở nữ, tần suất tăng theo độ tuổi. Vị trí thương gặp viêm KLM là L4-L5. Tổn thương mức độ 2 chiếm 50%. Hình ảnh tổn thương hay gặp là dịch khớp, gai xương, hẹp khe khớp. MRI khả năng phát hiện nhiều tổn thương trong chẩn đoán viêm KLM hơn siêu âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Hà Giang; (2018), Đánh giá hiệu quả của tiêm thẩm phân khớp liên mấu bằng corticosteroid dưới hướng dẫn siêu âm trong điều trị thoái hóa khớp liên mấu, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thoa; (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xquang thường quy của thoái hóa khớp liên mấu cột sống thắt lưng, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. S. P. Cohen và S. N. Raja (2007), "Pathogenesis, diagnosis, and treatment of lumbar zygapophysial (facet) joint pain", Anesthesiology. 106(3), pp. 591-614.
4. S. P. Cohen and al. (2008), "Lumbar zygapophysial (facet) joint radiofrequency denervation success as a function of pain relief during diagnostic medial branch blocks: a multicenter analysis", Spine J. 8(3), pp. 498-504.
5. L. Kalichman and al. (2008), "Facet joint osteoarthritis and low back pain in the community-based population", Spine (Phila Pa 1976). 33(23), pp. 2560-5.
6. L. Linov and al. (2013), "Lumbar facet joint orientation and osteoarthritis: a cross-sectional study", J Back Musculoskelet Rehabil. 26(4), pp. 421-6.
7. M. Pathria, D. J. Sartoris, D. Resnick (1987), "Osteoarthritis of the facet joints: accuracy of oblique radiographic assessment", Radiology. 164(1), pp. 227-30.
8. P. Suri and al. (2011), "Does lumbar spinal degeneration begin with the anterior structures? A study of the observed epidemiology in a community-based population", BMC Musculoskelet Disord. 12, pp. 202.
9. D. Weishaupt and al (1999), "MR imaging and CT in osteoarthritis of the lumbar facet joints", Skeletal Radiol. 28(4), pp. 215-9.