KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG LOẠI TẾ BÀO HẠT TẠI BỆNH VIỆN K

Thiều Tất Khánh1,2,, Nguyễn Văn Tuyên3, Nguyễn Thị Thu Hường2, Nguyễn Quang Anh3
1 Bệnh viện Ung Bướu Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư buồng trứng loại tế bào hạt tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 44 bệnh nhân u buồng trứng đã được phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học tại bệnh viện K, chẩn đoán sau mổ là u tế bào hạt buồng trứng từ năm 2014-2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 51,7 ± 13,3 tuổi, thể mô bệnh học gặp nhiều nhất là u tế bào hạt týp trưởng thành (97,2%). Kích thước u của u tế bào hạt là 11,23±5,65cm (từ 3,5 cm đến 25cm). Bệnh nhân u tế bào hạt giai đoạn I chiếm ưu thế với 50% và giai đoạn II chiếm 20,5%, giai đoạn III chiếm 29,5%. Trung bình thời gian theo dõi là 47,8 ± 24,7 tháng (từ 10,8-94,4 tháng), tỉ lệ sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không bệnh (DFS) 5 năm ở nhóm bệnh nhân u tế bào hạt lần lượt là 90,9% và 79,4%. Giai đoạn I có DFS 5 năm lớn hơn giai đoạn II-III (100% so với 54,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001, không có tổn thương còn lại sau phẫu thuật có DFS 5 năm cao hơn có tổn thương còn lại sau phẫu thuật (94,7% so với 0%), sự khác biệt có nghĩa thống kê với p< 0,001. Các yếu tố khác như tuổi, kích thước u không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lần lượt có p là 0,091 và 0,706 (p > 0,05). Kết luận: U tế bào hạt là loại ung thư buồng trứng ít gặp với phân bố tuổi rộng rãi, với phần lớn gặp ở giai đoạn sớm và có tiên lượng tốt. Giai đoạn bệnh và tổn thương còn lại sau phẫu thuật là yếu tố tiên lượng quan trọng của u tế bào hạt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Bryk S, Pukkala E, Martinsen JI, et al. Incidence and occupational variation of ovarian granulosa cell tumours in Finland, Iceland, Norway and Sweden during 1953-2012: a longitudinal cohort study. BJOG Int J Obstet Gynaecol. 2017;124(1): 143-149. doi:10.1111/ 1471-0528.13949
3. Chi, Dennis S.; Berchuck, Andrew; Dizon, Don S.; Yashar, Catheryn M. Principles and Practice of Gynecologic Oncology. 7th ed. Lippincott Williams & Wilkins; 2017.
4. Khosla D, Dimri K, Pandey AK, Mahajan R, Trehan R. Ovarian granulosa cell tumor: clinical features, treatment, outcome, and prognostic factors. North Am J Med Sci. 2014;6(3):133-138. doi:10.4103/1947-2714.128475
5. Armstrong DK, Alvarez RD, Bakkum-Gamez JN, et al. Ovarian Cancer, Version 2.2020, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. J Natl Compr Canc Netw. 2021;19(2): 191-226. doi:10. 6004/jnccn.2021.0007
6. Ayhan A, Salman MC, Velipasaoglu M, Sakinci M, Yuce K. Prognostic factors in adult granulosa cell tumors of the ovary: a retrospective analysis of 80 cases. J Gynecol Oncol. 2009;20(3): 158-163. doi:10.3802/jgo.2009. 20.3.158
7. Zhang M, Cheung MK, Shin JY, et al. Prognostic factors responsible for survival in sex cord stromal tumors of the ovary--an analysis of 376 women. Gynecol Oncol. 2007;104(2):396-400. doi:10.1016/j.ygyno.2006.08.032