KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CAO TUỔI

Trần Hồng Thụy 1, Huỳnh Thị Mỹ Linh 2, Cao Thanh Ngọc 1,3,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Xuyên Á
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình được chẩn đoán và điều trị loãng xương ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 107 bệnh nhân ≥ 60 tuổi khám tại Phòng khám Thăm dò chức năng Bệnh viện đại học y dược TP Hồ Chí Minh, từ 12/2022 đến tháng 5/2023 được chẩn đoán theo chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 31,8%, tỉ lệ được chẩn đoán loãng xương là 41,2%, tỉ lệ được điều trị loãng xương 38,2% với các nhóm thuốc bisphosphonate như alendronate, ibandronate và zoledronic acid. Các yếu tố tuổi cao (OR = 4,44; p = 0,043), giới nữ (OR = 8,85; p = 0,025), cân nặng thấp (OR = 7,28; p = 0,011), sử dụng glucocorticoid (OR = 6,07; p = 0,002) làm tăng nguy cơ LX ở bệnh nhân BPTNMT, tập thể dục là yếu tố bảo vệ giảm nguy cơ loãng xương ở nhóm bệnh nhân này (OR = 0,08; p = 0,006). Kết luận: Tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao 31,8%, tuy nhiên tỉ lệ được chẩn đoán loãng xương 41,2%, tỉ lệ được điều trị loãng xương 38,2%. Các yếu tố tuổi cao, giới nữ, sử dụng glucocorticoid làm tăng nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tập thể dục là yếu tố bảo vệ giảm nguy cơ loãng xương ở nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Điểm. Khảo sát tỉ lệ và nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được điều trị glucocorticoid tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang. Luận án thạc sĩ Y học. Đại học Y dược TP. HCM.2016
2. Dương Kim Hương, Hồ Đặng Nghĩa, Trần Văn Thi, et al. Khảo sát mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18(5):24-29
3. Silva DR, Coelho AC, Dumke A, et al. Osteoporosis prevalence and associated factors in patients with COPD: a cross-sectional study. Respir Care. 2011;56(7):961-968. doi: 10.4187/ respcare.01056
4. Gupta A, Jayes LR, Holmes S, et al. Management of Fracture Risk in Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD): Building a UK Consensus Through Healthcare Professional and Patient Engagement. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2020;15:1377-1390. Published 2020 Jun 15. doi:10.2147/COPD.S23-3398
5. Lee SH, Kwon H-Y. Prevalence of Osteoporosis in Korean Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease and Their Health-related Quality of Life According to the Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2008–2011. jbm. 11 2017;24(4):241-248. doi:10.11005/ jbm.2017.24.4.241
6. Hà Như Quý. Các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.2017.
7. Graat-Verboom L, Spruit MA, van den Borne BE, et al. Whole-Body versus Local DXA-Scan for the Diagnosis of Osteoporosis in COPD Patients. J Osteoporos. 2010;2010:640878. Published 2010 Feb 7. doi:10.4061/2010/640878
8. Liao KM, Chiu KL, Chen CY. Prescription Patterns in Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease and Osteoporosis. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2021;16:761-769. Published 2021 Mar 25. doi:10.2147/COPD.S289799
9. Ierodiakonou D, Theodorou E, Sifaki-Pistolla D, et al. Clinical characteristics and outcomes of polypharmacy in chronic obstructive pulmonary disease patients: A cross-sectional study from Crete, Greece. Clin Respir J. 2021;15(12):1310-1319. doi:10.1111/crj.13434