NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG VÀ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vũ Công Minh1,, Nguyễn Quang2,3, Lê Thị Phượng1,4, Đỗ Gia Tuyển1,4, Nghiêm Trung Dũng4, Nguyễn Trung Hiếu4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát tình trạng rối loạn cương dương và trầm cảm ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn cương dương với trầm cảm và một số yếu tố khác ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 95 bệnh nhân sau ghép thận, quản lý ngoại trú tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu, bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi bao gồm bảng điểm đánh giá mức độ rối loạn cương dương IIEF-5 và bảng điểm đánh giá mức độ trầm cảm PHQ-9. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 39,79 (9,9), với 65,3% bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn cương dương và 27,4% bệnh nhân được chẩn đoán có tình trạng trầm cảm. Rối loạn cương dương và tình trạng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, với tỉ lệ rối loạn cương dương ở nhóm bệnh nhân có tình trạng trầm cảm trung bình, nhẹ và không trầm cảm là 100, 90,9 và 55,1%. Ngoài ra, một số yếu tố khác có liên quan đến tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân sau ghép thận bao gồm tình trạng béo phì, hút thuốc, bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Kết luận: Rối loạn cương dương ở nhóm bệnh nhân nam giới sau ghép thận là tình trạng thường gặp (chiếm 65,3%). Tình trạng trầm cảm và rối loạn cương dương có mối liên quan chặt chẽ với nhau ở nhóm bệnh nhân này. Béo phì, hút thuốc, mắc bệnh lý tăng huyếp áp hoặc đái tháo đường làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mehrsai A, M. S. (2006). Improvement of erectile dysfunction after kidney transplantation: the role of the associated factors. The Journal of Urology, 3(4), 240-4.
2. Araujo AB, D. R. (1998). The relationship between depressive symptoms and male erectile dysfunction: cross-sectional results from the Massachusetts Male Aging Study. Psychosomatic Medicine, 60(4), 65-458.
3. Đức Giang, L. (2019, 10). Đánh giá tình trạng rối loạn cương dương trên bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Việt Đức. Ha Noi, Viet Nam.
4. Shabsigh R, K. L. (1998). Increased incidence of depressive symptoms in men with erectile dysfunction. Adult Urology, 52(5), 52-848.
5. Wong JA, L. J. (2007, November). Prevalence and prognostic factors for erectile dysfunction in renal transplant recipients. Canadian Urological Association Journal, 1(4), 7-383. doi:10.5489/cuaj.4463. Gades NM, Nehra A, Jacobson DJ, McGree ME, Girman CJ, Rhodes T,
6. Araujo AB, D. R. (1998). The relationship between depressive symptoms and male erectile dysfunction: cross-sectional results from the Massachusetts Male Aging Study. Psychosomatic Medicine, 60(4), 65-458.
7. Thế Uy, D. (2015). Xác định tình trạng rối loạn cương dương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Ha Noi, Viet Nam.
8. Văn Cường, N. (2017). Nghiên cứu tình trạng rối loạn cương dương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế. Ha Noi, Viet Nam.
9. Pourmand G, Alidaee MR, Rasuli S, Maleki A, Mehrsai A. (2004). Do cigarette smokers with erectile dysfunction benefit from stopping?: a prospective study. BJU International, 94(9), 3-1310.
10. Roberts RO, Lieber MM, Jacobsen SJ. (2005). Association between smoking and erectile dysfunction: a population-based study. American Journal of Epidemiology, 161(4), 51-346. doi:10.1093/aje/kwi052.