KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐỒNG LOÀI ĐIỀU TRỊ SUY TỦY XƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ GHÉP TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 - 2022

Cao Hà My 1,2,, Võ Thị Thanh Bình 1, Nguyễn Bá Khanh 1,2, Bạch Quốc Khánh 1, Nguyễn Hà Thanh 1,2
1 Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh về kết quả điều trị ghép tế bào gốc đồng loài trên 26 bệnh nhân suy tủy xương tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2017-2022. Kết quả nghiên cứu về xác suất sống toàn bộ 3 năm là 83,3%, tất cả bệnh nhân đều có hồi phục tế bào máu, có 3/26 bệnh nhân tử vong. Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng (96,2%), tiếp theo là bệnh ghép chống chủ mạn (38,5%) và cấp (23,1%). Phân tích một số yếu tố trước ghép với tình trạng sống sót không tìm thấy mối liên quan có nghĩa thống kê. Chúng tôi kết luận ghép tế bào gốc đồng loài hòa hợp HLA hoàn toàn điều trị suy tủy xương mắc phải là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, cần được ứng dụng rộng rãi hơn với bệnh nhân >40 tuổi hoặc kém đáp ứng liệu pháp ức chế miễn dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bacigalupo A. How I treat acquired aplastic anemia. Blood. 2017;129(11):1428-1436. doi: 10.1182/blood-2016-08-693481
2. Young NS. Aplastic Anemia. Longo DL, ed. N Engl J Med. 2018;379(17):1643-1656. doi: 10.1056/NEJMra1413485
3. Võ Thị Thanh Bình, Bạch Quốc Khánh. Kết quả ghép tế bào gốc đồng loài máu ngoại vi từ người hiến phù hợp HLA điều trị suy tủy xương tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương (2010-2022). Tạp Chí Y Học Việt Nam. Published online 2022.
4. Srinivasan R, Takahashi Y, Philip McCoy J, et al. Overcoming graft rejection in heavily transfused and allo-immunised patients with bone marrow failure syndromes using fludarabine-based haematopoietic cell transplantation. Br J Haematol. 2006;133(3):305-314. doi:10.1111/j.1365-2141.2006.06019.x
5. Bacigalupo A, Socié G, Schrezenmeier H, et al. Bone marrow versus peripheral blood as the stem cell source for sibling transplants in acquired aplastic anemia: survival advantage for bone marrow in all age groups. Haematologica. 2012;97(8):1142-1148. doi:10.3324/haematol.2011.054841
6. Purev E, Tian X, Aue G, et al. Allogeneic transplantation using CD34+ selected peripheral blood progenitor cells combined with non-mobilized donor T cells for refractory severe aplastic anaemia. Br J Haematol. 2017; 176(6):950-960. doi:10.1111/bjh.14448
7. Devillier R, Dalle JH, Kulasekararaj A, et al. Unrelated alternative donor transplantation for severe acquired aplastic anemia: a study from the French Society of Bone Marrow Transplantation and Cell Therapies and the EBMT Severe Aplastic Anemia Working Party. Haematologica. 2016;101 (7):884-890. doi:10.3324/haematol.2015.138727
8. Bacigalupo A, Socié G, Hamladji RM, et al. Current outcome of HLA identical sibling versus unrelated donor transplants in severe aplastic anemia: an EBMT analysis. Haematologica. 2015;100(5):696-702. doi:10.3324/haematol.2014.115345