ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM GAN DO THUỐC KHÁNG LAO Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO VỚI PHÁC ĐỒ THUỐC KHÁNG LAO HÀNG 1 TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Nguyễn Đình Thắng1,, Bồ Văn Lâm 2, Lê Thành Đạt 1, Trần Thái Thụ 1
1 ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
2 Sở Y Tế Tỉnh Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm gan do thuốc kháng lao ở bệnh nhân đang điều trị bệnh lao với phác đồ thuốc kháng lao hàng 1 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tất cả bệnh nhân lao đang điều trị với phác đồ thuốc kháng lao hàng 1 nhập bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/6/2020 được chẩn đoán AT-DILI trong giai đoạn điều trị. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 51,4 ± 17,3 tuổi, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là từ 35 tuổi trở lên với 81,8%. Thể bệnh lao: 60,4 % là bệnh nhân lao phổi đơn thuần, 20,8% là lao ngoài phổi và 18,8% vừa lao phổi và lao ngoài phổi. Các triệu chứng vàng da, vàng mắt và nôn, buồn nôn là những biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân AT-DILI, chiếm tỷ lệ lần lượt là 54,6%, 48,7% và 47,4%. Số bệnh nhân nhiễm HIV trong nghiên cứu là 23/85 chiếm 27,1% trong đó có 3 bệnh nhân có tiền căn điều trị ARV chiếm 3,5%. Có 65,6% bệnh nhân được xét nghiệm HBsAg và anti HCV với tỷ lệ dương tính lần lượt là 5,9% và 6,9%. Kết luận: Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên. Các triệu chứng vàng da, vàng mắt và nôn, buồn nôn là những biểu hiện thường gặp nhất. Bệnh nhân lao được chẩn đoán AT-DILI có đồng nhiễm HIV hoặc viêm gan siêu vi B và/hoặc C.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2016). Global tuberculosis report 2015, World Health Organization, Geneva, Switzerland.
2. Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.
3. Bộ môn Lao ĐH Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2015). Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học.
4. Lee CM et al. (2016). Early monitoring for detection of antituberculous drug-induced hepatotoxicity, Korean J Intern Med. 31 (1), pp. 65-72.
5. Lương Tiến Dũng (2017). Khảo sát độc tính trên gan của bệnh nhân khi dùng thuốc điều trị lao bằng Phác đồ IA tại bệnh viện 71 trung ương, Đại học Dược Hà Nội.
6. Zaleskis R. (2006). Adverse Effects of Anti - tuberculosis Chemotherapy, European Respiratory Disease,, pp. 47 -50.
7. NAIDOO S et al. (2015). Outcomes of TB/HIV co-infected patients presenting with antituberculosis drug-induced liver injury, South African Medical Journal. 105 (5), pp. 393-396.
8. Chien JY et al. (2010). Hepatitis C virus infection increases hepatitis risk during antituberculosis treatment, Int J Tuberc Lung Dis. 14 (5), pp. 616–621.