TỶ LỆ NHIỄM VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Hồng Thị Xuân Liễu1,, Trần Đỗ Hùng2
1 Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vi khuẩn gram âm là một trong những tác nhân gây viêm phổi thường gặp nhất. Mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn trên ngày càng gia tăng với các kháng sinh đang sử dụng. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm K.pneumoniae, A.baumannii, E.coli, P.aeruginosa trên bệnh nhân viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 247 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi có chỉ định xét nghiệm vi sinh định danh và thực hiện kháng sinh đồ bằng phương pháp kháng sinh đồ tự động trên máy Vitek 2 Compact tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn gram âm chiếm (87,3%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm K.pneumoniae (34,4%), A.baumannii (29,2%), E.coli (20,8%), P. aeruginosa (11,5%). Nhóm kháng sinh có tỷ lệ bị đề kháng hoàn toàn là penicillin và ticarcillin/clavulanic acid. K. pneumoiae đề kháng cao với nhóm cephalosporin (66,7%-87,9%), fluoroquinolon (75,8%-81,8%), carbapenem (69,7%-75,8%), aminoglycoside (30,3%-72,2). A. baumannii đề kháng cao với nhóm cephalosporin (89,3%-100%), carbapenem (85,7%-92,9%), aminoglycoside (78,6%-92,9%), fluoroquinolon (50%-85,7%). E.coli đề kháng cao với nhóm  cephalosporin (85%-95%), fluoroquinolon (75%), aminoglycoside (5%-45%), carbapenem (25%). P. aeruginosa đề kháng hoàn toàn với nhóm penicillin. Đề kháng cao với nhóm carbapenem, aminoglycoside (72,2%-100%), cephalosporin (63,6%-100%), fluoroquinolon (90,9%). Colistin là kháng sinh duy nhất còn nhạy hoàn toàn với A. baumannii và P. aeruginosa. Kết luận: tỷ lệ nhiễm K. pneumoniae cao nhất trong các vi khuẩn gram âm trên bệnh nhân viêm phổi. Hầu hết các vi khuẩn gram âm đề kháng rất cao với các nhóm kháng sinh cephalosporin, carbapenem, fluoroquinolon

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hồ Sĩ Dũng, Hàn Đức Đạt, Ngô Thế Hoàng & cộng sự (2021), "Đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao tuổi vào đợt cấp bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất", Tạp chí Y học lâm sàng, 124, tr.105-112.
2. Lê Na, Dương Thị Loan & Phạm Thị Huyền Trang (2022), "Sự phân bố các chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoaThanh Vũ Medic Bạc Liêu", Tạp chí Y học Việt Nam, 518 (2 ), tr.67-71.
3. Trần Đỗ Hùng, Trần Lĩnh Sơn, Phạm Thị Ngọc Nga, Ngô Thị Dung & cộng sự (2022), "Tỷ lệ nhiễm và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter baumannii phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam, 515(2), tr.338-342.
4. Nguyễn Thành Nghiêm & Phạm Thành Suôl (2022), "Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (51), tr.140-147.
5. Lê Chung Thủy & Hồ Thị Kim Thanh (2021), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh ở người cao tuổi viêm phổi nặng", Tạp chí Y học lâm sàng, 124, tr.131-139.
6. U.S. Centers for Disease Control and Prevention (2022), “Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis”. Lancet, 399(10325), pp.629-655.
7. Tafese Beyene Tufa, Colin R.Mackenzie, Hans Martin Orth & et al (2022), "Prevalence and characterization of antimicrobial resistance among gram-negative bacteria isolated from febrile hospitalized patients in central Ethiopia", Antimicrobial Resistance & Infection Control, 11(1), 8.
8. Matta.R, Hallit.S, Halli.R. t & et al (2018), "Epidemiology and microbiological profile comparison between community and hospital acquired infections: A multicenter retrospective study in Lebanon". Journal of Infection and Public Health, 11(3), pp.405-411.