LIÊN QUAN VỊ TRÍ DỊCH Ổ BỤNG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH VÀ BIẾN CHỨNG NHIỂM KHUẨN SAU MỔ THỦNG DẠ DÀY RUỘT

Nguyễn Đình Minh 1,, Phạm Thu Huyền 2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu mối liên quan của vị trí phân bố dịch ổ bụng trên cắt lớp vi tính (CLVT) và biến chứng nhiễm khuẩn sau mổ thủng dạ dày ruột (TDDR). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp TDDR được chụp CLVT ổ bụng chẩn đoán và phẫu thuật điều trị tại bệnh viên hữu nghị Việt Đức từ tháng 07/2022 đến tháng 06/2023. Kết quả: 120 bệnh nhân TDDR gồm 86 nam và 34 nữ có tuổi trung bình 54,9 ± 16,68 tuổi (từ 21 đến 90 tuổi). Vị trí TDDR gặp là hỗng tràng - hồi tràng với 41 (34,2%) bệnh nhân, dạ dày - hành tá tràng 36 (30,0%), đại tràng sigma – trực tràng 27 (22,5%), tá tràng 6 (5,0%) và đại tràng là 10 (8,3%).  Biến chứng sau mổ gồm 51 (42%) nhiễm khuẩn huyết, 39 (32,5%) sốc nhiễm khuẩn và 21 (17,5%) tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ. Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết giảm dần theo vị trí dịch từ ¼ trên phải (OR 5,7; 95%CI 2,6-12,5; p<0,01), ¼ dưới phải (OR 4,1; 95%CI 1,9-8,9; p < 0,01), ¼ dưới trái (OR 2,3; 95%CI 1,1-5,1; p < 0,05), dịch giữa các quai ruột (OR 2,5; 95%CI 1,2-5,4; p <0,05). Nguy cơ sốc nhiễm khuẩn sau mổ tăng dần theo vị trí dịch trong tiểu khung (OR 2,8; 95%CI 1,3 - 6,3; p < 0,01), ¼ dưới trái (OR 2,8; 95%CI 1,2 - 6,3; p < 0,01), dịch ¼ trên trái (OR 3,3; 95%CI 1,4 -7,9; p < 0,01), giữa các quai ruột (OR 4,3; 95%CI 1,9 - 9,6; p < 0,05), ¼ dưới phải (OR 5,0; 95%CI 2,2 - 11,5; p < 0,01), ¼ trên phải (OR 5,2; 95%CI 2,3 - 11,9; p < 0,01). Nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật tăng dần theo vị trí dịch từ ¼ trên phải (OR 4,8; 95% CI 1,8-13,2; p < 0,01), ¼ dưới phải là (OR 4,2; 95%CI 1,5-11,7; p < 0,01), giữa các quai ruột (OR 3,3; 95%CI 1,2-8,6; p = 0,01). Kết luận: Vị trí dịch ổ bụng trên CLVT có liên quan đến nguy cơ biến chứng của các bệnh nhân sau phẫu thuật thủng dạ dày ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thakur JK, Kumar R. Epidemiology of acute abdominal pain: a cross-sectional study in a tertiary care hospital of Eastern India. International Surgery Journal. 2019;
2. Bielecki K, Kamiński P, Klukowski M. Large bowel perforation: morbidity and mortality. Tech Coloproctol. Dec 2002;6(3):177-82. doi:10.1007/ s101510200039
3. Komatsu S, Shimomatsuya T, Nakajima M, et al. Prognostic factors and scoring system for survival in colonic perforation. Hepatogastroenterology. May-Jun 2005; 52 (63): 761-4.
4. Xu X, Dong HC, Yao Z, Zhao YZ. Risk factors for postoperative sepsis in patients with gastrointestinal perforation. World J Clin Cases. Feb 26 2020;8(4):670-678. doi:10.12998/ wjcc.v8.i4.670
5. Lee DB, Shin S, Yang CS. Patient outcomes and prognostic factors associated with colonic perforation surgery: a retrospective study. J Yeungnam Med Sci. Apr 2022;39(2):133-140. doi:10.12701/yujm.2021.01445
6. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016;315(8):801-810. doi:10.1001/jama.2016.0287
7. Drakopoulos D, Arcon J, Freitag P, et al. Correlation of gastrointestinal perforation location and amount of free air and ascites on CT imaging. Abdom Radiol (NY). Oct 2021;46(10):4536-4547. doi:10.1007/s00261-021-03128-2
8. Shin R, Lee SM, Sohn B, et al. Predictors of Morbidity and Mortality After Surgery for Intestinal Perforation. Ann Coloproctol. Dec 2016; 32(6):221-227. doi:10.3393/ac.2016.32.6.221
9. Wu J, Shu P, He H, et al. Predictors of mortality in patients with acute small-bowel perforation transferred to ICU after emergency surgery: a single-centre retrospective cohort study. Gastroenterol Rep (Oxf). 2022;10:goab054. doi:10.1093/gastro/goab054
10. Bini R, Ronchetta C, Picotto S, et al. Importance of CT-scan predicting clinical outcomes in gastro-intestinal perforation. Ann Transl Med. Nov 2020;8(21):1421. doi:10.21037 /atm-20-2184