NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ TÍNH HỢP LÝ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2021-2022

Lưu Hồng Liên1,, Nguyễn Chí Linh1, Nguyễn Thị Ngọc Hà2, Đặng Duy Khánh3
1 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bạc Liêu
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim, suy thận mạn…. Điều trị trị tăng huyết áp đúng và kịp thời giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn tật do các bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các loại thuốc điều trị tăng huyết áp và tính hợp lý của việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đơn thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên, điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu từ tháng 04/2021 đến 03/2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu. Cỡ mẫu nghiên cứu là 1.342 đơn thuốc điều trị tăng huyết áp, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Tất cả các thuốc điều trị tăng huyết áp đều nằm trong danh mục thuốc khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam. Nhóm ức chế thụ thể angiotensin II (CTTA), chẹn beta và chẹn calci là những nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (69,52%, 50,52% và 50,45%). Tỷ lệ sử dụng phác đồ phối hợp cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị liệu (76,45% so với 23,55%). Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp hợp lý là 63,04%. Kết luận: Nhóm ức chế thụ thể angiotensin II (CTTA) được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 69,52%. Tỷ lệ sử dụng phác đồ phối hợp là 76,45%. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp hợp lý là 63,04%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Điểm tin y tế ngày 13/06/2019, Cổng thông tin điện tử, truy cập ngày, tại trang.
2. Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng (2016), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện trường đại học Y Dược Huế”, Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. 32, tr. 76 - 84.
3. Hội Tim mạch học Việt Nam (2021), Tóm lược khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2021, chủ biên.
4. Trần Văn Huy (2018), “Từ Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ACC/AHA 2017 đến Khuyến cáo ESC/ESH và VNHA/VSH 2018”, Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam.
5. Al Khaja K.A.J., Isa H.A., Veeramuthu S., Sequeira R.P., (2018), “Potentially Inappropriate Prescribing in Older Adults with Hypertension or Diabetes Mellitus and Hypertension in a Primary Care Setting in Bahrain”, Medical Principles and Practice.
6. AlHarkan K., Alsousi S., AlMishqab M., et al., (2022), “Associations between polypharmacy and potentially inappropriate medications with risk of falls among the elderly in Saudi Arabia”, Research Square.
7. Alkaabi M.S., Rabbani S.A., Rao P.G.M., Ali S.R., (2019), “Prescription Pattern of Antihypertensive Drugs: An Experience from a Secondary Care Hospital in the United Arab Emirates”, J Res Pharm Pract. 8, pp. 92-100.
8. Chen R., Suchard M.A., Krumholz M.H., et al., (2021), “Comparative First-Line Effectiveness and Safety of ACE (Angiotensin-Converting Enzyme) Inhibitors and Angiotensin Receptor Blockers”, Hypertension. 78, pp. 591–603.
9. International Society of Hypertension (2020), “International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines”, pp. 1334-1356.