NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN NẶNG

Thị Xuân Đặng 1,, Gia Bình Nguyễn 2
1 Trung Tâm Chống Độc Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm Hồi sức Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm và tiến triển của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 246 bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Bệnh nhân (BN) nam chiếm 73,2%; tuổi trung bình 61,3 ± 16,22, người cao tuổi 42,9%. Tổn thương thận cấp (AKI) gặp ở 45,5% BN nhiễm khuẩn nặng, tử vong 61,6%; những BN phải lọc máu tử vong tới 75%.Lâm sàng: mạch nhanh 118 ±24,1 lần/phút, huyết áp trung bình 68,1±31,23 mmHg, tỉ lệ bệnh nhân tụt huyết áp 88,4%; suy hô hấp phải thở máy tới 91,1%; điểm APACHE II  23,5±7,41; SOFA 6,8; đều cao hơn nhóm không AKI (p <0,001). Cận lâm sàng: Hb trung bình 107,1g/l; bạch cầu 15,7G/l; procalcitonin 33U/l; lactat máu 3,88mmol/l, tiêu cơ vân 32,1%, đều cao hơn nhóm không AKI (p <0,001), pH máu và HCO3- thì thấp hơn (p <0,001). Thận tổn thương trung bình 2,3 ngày sau vào viện, nặng nhất sau 4,5 ngày. Có 61,6% BN AKI tiến triển nặng hơn sau vào viện và 36,6% chức năng thậnhồi phục về bình thường. Kết luận: Tổn thương thận cấp rất thường gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, tỉ lệ tiến triển nặng hơn và tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M., et al. (2016), "The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3)",JAMA 315(8): 801-810.
2. Lê Thị Diễm Tuyết (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp tại khoa Điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Tạ Anh Tuấn (2012), Nghiên cứu nguyên nhân, mức độ và vai trò của neutrophil gelatinase associated lipocalin trong thương tổn thận cấp ở bệnh nhi nặng, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
4. Ostermann Marlies (2007), “Acute kidney injury in the ICU according to RIFLE”, Critical Care Med, 35(8), 1837-1843.
5. Bellomo R., Ronco C., Kellum J A. (2004),“Acute renal failure – definition, outcome measures, animal models, fluid therapy and information technology needs: the Second International Consensus Conference of the Acute Dialysis Quality Initiative (ADQI) Group”,Critical Care, 8(20), 204-212.
6. Piccinni, P., et al. (2011), "Prospective multicenter study on epidemiology of acute kidney injury in the ICU: a critical care nephrology Italian collaborative effort (NEFROINT)".Minerva Anestesiol 77(11): 1072-1083.
7. Salgado G., et al. (2014), "Acute renal failure according to the RIFLE and AKIN criteria: a multicenter study",Med Intensiva 38(5): 271-277.
8. Dellinger, R. P., et al. (2013), "Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock, 2012",Intensive Care Med 39(2): 165-228.