KẾT QUẢ GẦN CẮT GAN DO UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Mạnh Hùng Trần 1,, Quế Sơn Trần 1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng và kết quả gần cắt gan do ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cỡ mẫu thuận tiện các trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan chẩn đoán xác định bằng giải phẫu bệnh. Bệnh nhân được mổ mở cắt gan tại Bệnh viện Bạch Mai từ 4/2016 – 4/2019. Kết quả: 67 bệnh nhân được phẫu thuật. Tuổi trung bình là  56,3 (30 – 76) tuổi. Nam/ nữ = 6,4/1. Triệu chứng đau hạ sườn phải, ăn kém và gầy sút cân lần lượt là 83,6%, 41,8% và 17,9%. Nồng độ AFP huyết thanh trung bình là 635,1 (2,09 – 3968) ng/mL. Nhóm BN có nồng độ AFP < 20, 20 – 400, 401 – 1000, và > 1000 ng/mL lần lượt là 47,8%, 23,9%, 22,3%, và 6%. Kích thước trung bình u trên CLVT và bệnh phẩm lần lượt là  5,4 (2,7 – 8) và 5,3 (2,5 – 8,5) cm. U ở giai đoạn I, II, và III là 17,9%, 62,7%, và 19,4%. Cắt gan nhỏ chiếm 85,1%. Kiểm soát cuống gan chọn lọc, và Pringer lần lượt là 55,2% và 44,8%. Cắt nhu mô gan bằng Ligasure, Kelly + Ligasure, và Kelly lần lượt là 67,2%, 22,4%, và 10,4%. Có 8/67 BN phải truyền máu, chiếm tỷ lệ 11,9%. Lượng máu truyền trung bình là 542,9 mL (250 – 700). Thời gian mổ trung bình là 132,1 phút (90 – 195). Biến chứng sau mổ 17,9%, trong đó tràn dịch màng phổi, suy gan, rò mật lần lượt là 13,4%,1,5%, và 0%. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 12,8 (6-38) ngày. Kết luận: Ung thư biểu mô tế bào gan diễn biến âm thầm, triệu chứng không đặc hiệu. Bệnh nhân có chức năng gan tốt. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy u thường trên 5 cm, có dấu hiệu điển hình của HCC. Cắt gan là phương pháp điều trị hiệu quản, an toàn, biến chứng còn cao nhưng phần lớn là mức độ nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GLOBOCAN. Cancer fact sheet: Liver cancer incidence and mortality 2018 [Available from: https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/cancers/11-Liver-fact-sheet.pdf.
2. Thành LV. Đánh giá phẫu thuật cắt gan trong ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện K. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010:217-22.
3. Huy NĐS. Phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2015. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2016;11:82-8.
4. Balzan S. BJ, Farges O. The "50-50 criteria" on postoperative day 5: an accurate predictor of liver failure and death after hepatectomy. Annals of surgery. 2005;242(6):824-9.
5. BJ, Noun R.,Malafosse R. Continuous versus intermittent portal triad clamping for liver resection: a controlled study. Annals of surgery. 1999;229(3):369-75.
6. NA, Abo T.,Hamasak K. Predictors of intraoperative blood loss in patients undergoing hepatectomy. Surgery today. 2013;43(5):485-93.
7. HJX, Dai W. D.,Miao X. Y. Anatomic resection of segment VIII of liver for hepatocellular carcinoma in cirrhotic patients based on an intrahepatic Glissonian approach. Surgery. 2009;146(5):854-60.
8. JB, Wang Y.,Wang, G.,Liu Y. Curative resection of hepatocellular carcinoma using modified Glissonean pedicle transection versus the Pringle maneuver: a case control study. International journal of medical sciences. 2012;9(10):843-52.