SỰ CẢI THIỆN VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 4 SAU 4 THÁNG CAN THIỆP

Thị Lệ Hằng Nguyễn 1,, Thanh Hiệp Nguyễn 2, Quỳnh Trúc Nguyễn 2
1 Bệnh viện Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề. Văn hóa an toàn người bệnh là phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đóng vai trò là nền tảng của an toàn người bệnh, làm giảm sai sót y khoa. Bệnh viện Quận 4 thu hút một lượng lớn bệnh nhân đến khám và chữa bệnh, góp phần giải quyết gánh nặng quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối. Tuy nhiên, theo dữ liệu về tỷ lệ báo cáo sự cố, sai sót y khoa tại Bệnh viện Quận 4 trong những năm gần đây chưa cao, thấp hơn so với các báo cáo trong nước và quốc tế, và có những sự cố được phát hiện không phải do báo cáo. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá can thiệp trước sau từ  tháng 01/2021 -12/2021. Lấy mẫu toàn bộ nhân viên y tế đang làm việc ở 18 khoa/phòng tại Bệnh viện Quận 4. Chương trình can thiệp về lĩnh vực tần suất báo cáo sự cố trên 5 nội dung: Đánh giá, so sánh sự thay đổi Văn hoá an toàn người bệnh sau và trước chương trình can thiệp. Kết quả. Có 290 đối tượng tham gia trước can thiệp và 253 đối tượng tham gia sau can thiệp. Có sự khác biệt về điểm văn hóa trung bình trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê ở các lĩnh vực sau: Lãnh đạo khoa khuyến khích An toàn người bệnh, Nhận thức về An toàn người bệnh, Thông tin phản hồi sai sót, Bàn giao và chuyển bệnh, Không trừng phạt khi có sự cố. Điểm văn hóa an toàn người bệnh trung bình tại bệnh viện sau can thiệp cao hơn trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận. Điểm văn hóa an toàn người bệnh sau can thiệp cao hơn trước can thiệp. Bệnh viện nên cập nhật thay đổi lại quy trình báo cáo sự cố và khuyến khích nhân viên y tế chủ động báo cáo. Nâng cao vai trò của tổ Quản lý chất lượng bệnh viện trong việc thông tin phản hồi sai sót. Có kế hoạch đào tạo và thu hút nguồn nhân sự về làm việc tại bệnh viện, giảm áp lực cho nhân viên y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ban An toàn người bệnh, Hội đồng quản lý chất lượng khám chữa bệnh Sở Y tế TPHCM (2016) "Khuyến cáo xây dựng văn hóa An toàn người bệnh tại các bệnh viện".
2. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2019) "Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh".
3. Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Bích Liên, Đào Trung Hiếu, Đỗ Văn Niệm, Ngô Ngọc Quang Minh, et al. (2014) "Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Nhi Đồng 1". Tạp chí Y học TP HCM, 18 (4), 8-17.
4. Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2019) "Văn hóa an toàn người bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019". Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Y dược Tp. HCM.,
5. Nguyễn Đức Trọng (2017) "Văn hóa an toàn người bệnh và các yếu tố liên quan tại hai bệnh viện đa khoa của TP.HCM". Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM.,
6. I. C and Li Chen, H. H (2010) "Measuring patient safety culture in Taiwan using the Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC)". BMC Health Serv Res, 10, 152.
7. H. A Alahmadi (2010) "Assessment of patient safety culture in Saudi Arabian hospitals". Qual Saf Health Care, 19 (5), 17.
8. Y Wu, et al. (2013) "The impact of nurse working hours on patient safety culture: a cross-national survey including Japan, the United States and Chinese Taiwan using the Hospital Survey on Patient Safety Culture". BMC Health Serv Res, 13, 394.