THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỚM Ở TRẺ TỰ KỶ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020-2021

Mai Phương Nguyễn 1,, Mạnh Tuấn Vũ 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu mô tả thực trạng sâu răng sớm ở trẻ tự kỷ được điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 -2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 107 trẻ từ 2 tới 5 tuổi được bác sĩ khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán xác định là tự kỷ và hợp tác được khi thăm khám nha khoa.Tổn thương sâu răng được khám bằng mắt thường theo hệ thống tiêu chí phát hiện và đánh giá sâu răng sớm của WHO. Kết quả: 107 trẻ có 81,3% nam, 18, 7% nữ với tỷ lệ sâu răng sớm là 52,34%;39,25% trẻ tự kỷ nhẹ - trung bình, 60,75% trẻ tự kỷ nặng;Chỉ số sâu mất trám (dmft) là 2,97. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng sớm của trẻ tự kỷ ở mức trung bình. Cần có thêm nhiều nghiên cứu và các phương pháp tiếp cận mới để cải thiện tình trạng răng miệng cho trẻ tự kỷ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Hoàng Việt (2013). Nhận xét thực trạng sâu răng, viêm lợi của trẻ mắc bệnh tự kỷ tại trường mầm non Newstar năm 2012, Luận án tốt nghiệp đại học, Trường đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hương Giang, Trần Thu Hà (2008). Nghiên cứu xa thể mắc và một số đặc điểm dịch tễ học của trẻ tự kỷ điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000- 2007, Y học thực hành, 4, tr 104-107.
3. Baird G., Charman T. et al. (2000). A Screening instrument for autism at 18 months of age: A 6-years follow-up study. Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry. 39, pp. 694 – 702.
4. Centers for Disease Control and Prevention (2010). Prevalence of the Autism Spectrum Disorders – Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 2006. Surveillance Summaries. 59(30); pp. 956.
5. Kim Y. S., Leventhal B. et al. (2011). Prevalence of Autism Spectrum Disorder in a total population sample. The American Journal of Psychiatry. 168, pp. 904 – 912.
6. Mohamed Abdullah Jaber (2011), Dental caries experience, oral health status and treatment needs of dental patients with autism, Journal of applied pral science, no.3.
7. Shyama M (2001). Dental caries experience of disable children and young adult in Kuwait. Community dental health,18, p. 181 – 186.