ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ RĂNG VĨNH VIỄN NGẦM Ở BỆNH NHÂN NẮN CHỈNH RĂNG

Thị Nhàn Biện 1,, Thị Bích Ngọc Nguyễn 1, Thanh Huyền Nguyễn 2, Thị Hằng Nga Đào 1
1 Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên phim X-quang của 908 bệnh nhân đến khám và điều trị nắn chỉnh răng với mục tiêu: Mô tả đặc điểm phân bố răng vĩnh viễn ngầm (trừ răng hàm lớn thứ ba) ở nhóm đối tượng này. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có răng vĩnh viễn ngầm (trừ răng hàm lớn thứ ba) trên bệnh nhân nắn chỉnh răng là 8,59 %, nam cao hơn nữ (p<0,05). Tuổi nhỏ nhất có răng ngầm là 6. Răng ngầm chủ yếu gặp ở hàm trên. Những răng ngầm hay gặp nhất là răng nanh hàm trên (4,52%) và răng cửa giữa hàm trên (3,52%). Đa số các trường hợp có 1 răng ngầm. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quát về phân bố răng ngầm ở cả hai hàm, gợi ý về tuổi xuất hiện răng ngầm, khả năng ngầm của răng, vùng răng, cung cấp cơ sở  cho việc tăng cường theo dõi và đưa ra các biện pháp can thiệp dự phòng trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kokich V.G. (2004). Surgical and orthodontic management of impacted maxillary canines. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 126(3), 278–283.
2. Investigation of impacted permanent teeth except the third molar in Chinese patients through an X-ray study - PubMed. , accessed: 01/10/2020.
3. Topkara A. và Sari Z. (2012). Impacted teeth in a Turkish orthodontic patient population: prevalence, distribution and relationship with dental arch characteristics. Eur J Paediatr Dent, 13(4), 311–316.
4. Fardi A., Kondylidou-Sidira A., Bachour Z. và cộng sự. (2011). Incidence of impacted and supernumerary teeth-a radiographic study in a North Greek population. Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 16(1), e56-61.
5. Al-Abdallah M., AlHadidi A., Hammad M. và cộng sự. (2018). What factors affect the severity of permanent tooth impaction?. BMC Oral Health, 18.
6. Thilander B. và Myrberg N. (1973). The prevalence of malocclusion in Swedish schoolchildren. Scand J Dent Res, 81(1), 12–21.
7. Manne R., Gandikota C., Juvvadi S.R. và cộng sự. (2012). Impacted canines: Etiology, diagnosis, and orthodontic management. J Pharm Bioallied Sci, 4(Suppl 2), S234–S238.
8. Aydin U., Yilmaz H.H., và Yildirim D. (2004). Incidence of canine impaction and transmigration in a patient population. Dentomaxillofac Radiol, 33(3), 164–169.
9. Nguyễn Phú Thắng (2012) Nghiên cứu phẫu thuật hỗ trợ quá trình chỉnh nha các răng vĩnh viễn mọc ngầm vùng trước, Luận văn tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội .
10. Văn Trọng Lân (2005) Nhận xét lâm sàng, hình ảnh X-quang, đánh giá kết quả phẫu thuật răng mọc ngầm hàm trên, Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.