Published August 31, 2023 | Version v1
Journal article Open

Hiện trạng sản xuất cây dược liệu tại vùng Nam Trung Bộ

  • 1. Trường Đại học Quy Nhơn
  • 2. Trường Cao đẳng Công thương Miền trung
  • 3. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
  • 4. Học viện Hậu cần

Description

Vùng Nam Trung Bộ có những thuận lợi nhất định về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng nên phù hợp với nhiều loại cây dược liệu, phù hợp hình thành vùng dược liệu trọng điểm. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay tại vùng Nam Trung Bộ đang tập trung phát triển các cây dược liệu thế mạnh như Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.), Ba kích (Morinda officinalis How.), Quế (Cinnamomum cassia (L.) J.Presl.), Sa nhân (Amomum villosum Lour/ Amomum longiligulare T.L.Wu.), Xáo tam phân (Paranignya Trimera ( Olivv) Guillaum), Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schumach and Thonn), rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) A. DC.), Nha Đam (Aloe vera L.),... Đồng thời, các cây dược liệu như Sâm bố chính (Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr.), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Sm.), Cà gai leo (Solanum procumbens Lour), Cỏ mực (Eclipta prostrata L.), Bồ hòn (Sapindus saponaria L), Bồ kết (Gleditsia australis F. B. Forbes & Hemsl),... cũng đang được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, để phát triển dược liệu bền vững cần phải hình thành được ngành hàng hóa dược liệu, giải quyết triệt để vấn đề thu mua, chế biến và tiêu thụ dược liệu. Bên cạnh đó, xác định được loại cây dược liệu chính để quy hoạch phát triển và phải xây dựng được chuỗi sản xuất, tiêu thụ và chế biến bền vững.

Abstract

The South-Central region has certain advantages in terms of climate and nutrient soils, which is suitable for growing medicinal plants, to become a key medicinal plant area of Vietnam. Recent surveys showed that the South-Central region is focusing on growing various medicinal plants such as Panax vietnamensis Ha et Grushv., Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f., Morinda officinalis How., Cinnamomum cassia (L.) J.Presl., Amomum villosum Lour/Amomum longiligulare T.L.Wu., Paranignya Trimera ( Olivv) Guillaum, Phyllanthus amarus Schumach & Thonn, Glinus oppositifolius (L.) A. DC., Aloe vera L.,... The region also aims to expand various other commercial medicinal plants such as Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr., Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Sm., Solanum procumbens Lour, Eclipta prostrata L., Sapindus saponaria L, Gleditsia australis F. B. Forbes and Hemsl,.... In order to sustainable develop medicinal plant area, it is necessary to form a pharmaceutical goods industry, thoroughly and firmly resolve current problems relating purchasing, processing and consuming medicinal plants. In addition, it is also necessary to identify major medicinal plants to build growing planning and to set up sustainable chains for their production, consumption and processing, to enhance incomes of farmers.

Files

TCKH _ 61 _ 9.pdf

Files (349.0 kB)

Name Size Download all
md5:b225b611b8925e728b9971b0f5b2f618
349.0 kB Preview Download

Additional details

References

  • Bộ Y tế (2019). Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/08/2019 của của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030.
  • Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi (2023). Báo cáo Tình hình triển khai thực hiện Dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I, từ năm 2021-2025.
  • Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa (2021). Báo cáo diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng cả năm 2021.
  • Hương An (2022). Quảng Nam: Quy hoạch 15.000ha trồng sâm Ngọc Linh. Online: https://toquoc.vn/ quang-nam-quy-hoach-15000ha-trong-sam-ngoc-linh-20220802104554633.htm
  • Kiều Hằng (2023). Cơ hội nào cho ngành dược liệu Bình Thuận phát triển? Online: https://baobinhthuan. com.vn/co-hoi-nao-cho-nganh-duoc-lieu-binh-thuan-phat-trien-105891.html
  • Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi (2022). Tình hình sản xuất và chế biến cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
  • Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định (2022). Tình hình phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bình Định.
  • Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên (2022). Tình hình sản xuất và chế biến cây dược liệu đang trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
  • Sở NN&PTNT Ninh Thuận (2022). Tình hình sản xuất và chế biến cây dược liệu đang trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, 2022.
  • Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  • Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3/2021 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Tuấn Vỹ (2022). Trung tâm công nghiệp dược liệu Quảng Nam. Online: https://diendandoanhnghiep.vn/ trung-tam-cong-nghiep-duoc-lieu-quang-nam-232291.html
  • UBND Huyện Mộ Đức (2022). Văn bản số 1451/UBND-NL của UBND Huyện Mộ Đức ngày 27-10- 2022 Về việc cung cấp thông tin tình hình sản xuất và chế biến cây dược liệu trồng trên địa bàn huyện Mộ Đức.
  • UBND tỉnh Ninh Thuận (2022). Kế hoạch số: 4497/KH-UBND Ninh Thuận, ngày 18 tháng 10 năm 2022 về Kế hoạch Phát triển dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
  • UBND tỉnh Quảng Nam (2018). Quyết định số: 301/QĐ-UBND Quảng Nam, ngày 22 tháng 01 năm 2018 về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030.
  • UBND tỉnh Quảng Nam (2019). Định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng, chăm sóc các cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Sa nhân, Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Số: 1174/QĐ-UBND, ngày 22/4/2019).
  • UBND tỉnh Quảng Nam (2021). Quyết định 2801/QĐ-UBND Quảng Nam 2021 Danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển tại Quảng Nam
  • UBND tỉnh Quảng Ngãi (2019). Kế hoạch số 100/KH-UBND Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 7 năm 2019, Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
  • Viện Dược liệu (2017). Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học Việt Nam, 2017.
  • Vũ Thị Bích Hậu (2019). Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển tài nguyên dược liệu trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 8, 2019, 33-35.