Kết quả điều trị u xơ cơ tử cung bằng cắt tử cung nội soi và đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, A. T. (2022). Kết quả điều trị u xơ cơ tử cung bằng cắt tử cung nội soi và đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Tạp Chí Phụ sản, 20(3), 101-106. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1482

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả cắt tử cung nội soi (CTCNS) và cắt tử cung đường âm đạo (CTCĐAĐ) trong điều trị u xơ cơ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh gồm 134 trường hợp có chỉ định cắt tử cung nội soi và 53 trường hợp có chỉ định cắt tử cung đường qua đường âm đạo từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 5 năm 2022.

Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình ở nhóm CTCĐAĐ là 68,6 ± 17,3 (phút) ngắn hơn so với CTCNS là 80 ± 14,5 (phút). Trọng lượng tử cung sau mổ trong CTCNS 277 ± 59,5 (gr) nặng hơn so với CTCĐAĐ là 200,7 ± 58,9 (gr). Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa thời gian phẫu thuật và trọng lượng tử cung sau mổ ở cả 2 phương pháp. Lượng máu mất (đánh giá qua sự sụt giảm Hb sau mổ 24h) trong CTCĐAĐ là 11,1 ± 2,3 (g/l) nhiều hơn so với CTCNS là 9,5 ± 2,9 (g/l). Mức độ đau (VAS) sau mổ ngày thứ nhất ở những bệnh nhân CTCĐAĐ cao hơn so với những bệnh nhân CTCNS. Phục hồi sau mổ ở những bệnh nhân CTCNS ngày thứ nhất tốt hơn so với CTCĐAĐ. Ba ca CTCNS có tổn thương hệ tiết niệu trong khi CTCĐAĐ không có ca tai biến tiết niệu , 2 ca CTCĐAĐ có tụ máu mỏm cắt.

Kết luận: CTCNS cho thấy ưu thế hơn về nhiều mặt: tiến hành trên bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ổ bụng, có tổn thương phần phụ kèm theo (u buồng trứng, viêm phần phụ), tiến hành trên các tử cung có trọng lượng và kích thước lớn, mức độ đau sau mổ ít hơn và hồi phục sau mổ tốt hơn. Tuy nhiên so với CTCĐAĐ thì thời gian thực hiện lâu hơn và dễ bị tổn thương hệ tiết niệu.

Từ khóa

cắt tử cung nội soi, cắt tử cung đường âm đạo, u xơ tử cung
PDF

Tài liệu tham khảo

1. De Frances CJ, Lucas CA, Buie VC, Golosinskiy A.2006. National Hospital Discharge Survey, National Health Statistics Report. 2008; 5: 1–20
2. Whiteman MK. Hillis SD, Jamieson DJ, Morrow B, Podgornik MN, BrettKM et al. Inpatient hysterectomy surveillance in the United States 2000-2004. American Journal Obstetrics and Gynecology. 2008; 198(1): 34 e1-7
3. Driessen SR, Van Zwet EW, Haazebroek P, Sandberg EM, Blikkendaal MD, Twijnstra AR, et al. A dynamic quality assessment tool for laparoscopichysterectomy to measure surgical outcomes. American Journal Obstetrics and Gynecology. 2016; 215(6): 754 e18.
4. Moen MD, Richter HE. Vaginal hysterectomy: past, present, and future. International Urogynecol Journal. 2014; 25(9):1161–5.
5. Lê Thị Hòa, Trương Quang Vinh. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt tử cung toàn phần đường âm đạo và nội soi ở bệnh lý tử cung không sa. Tạp chí phụ sản. 2013; 11(1): 32 - 43.
6. Birsen Bilge, Ayse Zehra Ozdemir, Pervin Karli, Idris Kocak. Vaginal hysterectomy compared to abdominal and laparoscopic hysterectomies in patients without uterine prolapse. Sanamed. 2018; 13(3): 259 - 267.
7. Oby Nagar, Akanksha Sharma, Vijay Shankar, Gunjan Agarwal, Shalini Agarwal. A comparative study of total laparoscopic hysterectomy and non-descent vaginal hysterectomy for treatment of benign diseases of uterus. International Journal of Clinical Obstetrics and Gynaecology. 2018; 2(4): 63 - 68.
8. Adnan Orhan, Kemal Ozerkan, Isil Kasapoglu, et al. Laparoscopic hysterectomy trends in challenging cases (1995–2018). Journal of Gynecology Obstetrics and Human Reproduction. 2019; 48: 791 - 798.
9. Sybil Sailofsky, Christina Darin, Anood Alfahmy, David Sheyn. Comparison of Surgical Outcomes After Total Laparoscopic Hysterectomy or Total Vaginal Hysterectomy for Large Uteri. Obstetrics & Gynecology.2021; 137(3): 445- 453.
10. Chattopadhyay S, Patra K K, Halder M, Mandal A, Pal P, Bhattacharyya S.A comparative study of total laparoscopic hysterectomy and non-descent vaginal hysterectomy for treatment of benign diseases of uterus. Int J Reprod Contracept Obstet Gynecol. 2017 Mar; 6(3):1109-1112.
11. Hyo-Shin Kim, Yu-Jin Koo, Dae-Hyung Lee. Clinical outcomes of hysterectomy for benign diseases in the female genital tract: 6 years’experience in a single institute. Yeungnam Univ J Med. 2020; 37(4):308-313.
12. Slavcho T. Tomov, Grigor A. Gortchev, Latchesar S. Tantchev, et al.Perioperative outcomes of laparoscopic hysterectomy: comparison withabdominal, vaginal, androbot-assisted surgical approaches. J Biomed ClinRes. 2015; 8(1): 52 – 60.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.