Tác động của hành vi đánh cắp danh tính trực tuyến đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh bất định

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 313, tháng 7 năm 2023, tr. 70-79 | DOI: 10.33301/JED.VI.1209
Tóm tắt: Bài viết có mục tiêu đánh giá tác động của hành vi trộm cắp danh tính trực tuyến tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) của khách hàng Việt Nam trong bối cảnh bất định. Với cấu trúc tuyến tính SEM và dữ liệu khảo sát từ 441 cá nhân, các phát hiện chính của nghiên cứu là: (i) Nỗi lo sợ về bảo mật và quyền riêng tư có mức độ tác động khác biệt tới E-banking và Internet banking. Đây là điều khác biệt so với các nghiên cứu trước, chứng tỏ sự phân biệt rõ ràng của người tiêu dùng giữa các loại hình trong E-banking; (ii) Niềm tin tác động tích cực đến ý định sử dụng E-banking, nhưng tác động tiêu cực đến Internet banking, thể hiện xu hướng khách hàng ít dùng kênh Internet Banking (iii) Nỗi sợ bị đánh cắp danh tính trực tuyến ảnh hưởng tích cực đến niềm tin. Điều này ngược với các nghiên cứu trước đây, chứng tỏ các quy định và công tác ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính trực tuyến đã thành công giúp tăng niềm tin với các giao dịch trực tuyến; (iv) Nỗi sợ bị đánh cắp danh tính trực tuyến tác động tích cực đến nỗi lo sợ về bảo mật và quyền riêng tư, chứng tỏ khách hàng có sự hiểu biết tài chính tốt hơn. Do vậy, các ngân hàng cần đánh giá lại quy trình áp dụng Fintech, gia tăng sự tin cậy của khách hàng khi thực hiện giao dịch trên E-banking.
Từ khóa: E-banking, đánh cắp danh tính, trực tuyến, bảo mật và quyền riêng tư, niềm tin, bối cảnh bất định, ý định sử dụng.
Tra cứu bài báo